Gia đình chính là chiếc nôi của con trẻ. Chiếc nôi ấy không chỉ à ơi đưa con vào giấc ngủ say nồng, hơn nữa còn hình thành nên nhân cách của con.

42 1 Giao Duc Gia Dinh Tot Duoc Co Dong Trong 5 Cau

Muốn làm cha mẹ tốt, đều phải học

Không có cha mẹ nào sinh ra đã thành công, cũng không có cha mẹ nào không cần phải học. Cha mẹ thành công là kết quả của việc học hỏi, đề cao liên tục và không ngừng.

Một người mẹ ưu tú thậm chí còn nói rằng:

“Nhiều người cho rằng tôi thật thoải mái, nói rằng con tôi xuất sắc như vậy rồi thì tôi không cần phải lo nghĩ gì nữa. Nhưng không biết là mỗi tối tôi đều phải suy nghĩ đến không yên giấc được”. 

Ở thế kỷ 21, xã hội thông tin có yêu cầu về tố chất con người càng ngày càng cao, và bất kỳ vị trí nào cũng cần được đào tạo và đánh giá. Tuy nhiên, hình như chỉ có sinh dưỡng và giáo dục trẻ em là không cần đào tạo. Dường như chúng sẽ đều được tự động tuyển dụng và không bao giờ bị sa thải. Điều này quả thực là sai lầm. 

Mọi người đều phải học kiến ​​thức liên quan trước khi trở thành cha mẹ. Ý thức và kiến ​​thức về cách làm cha mẹ nên được chuẩn bị, càng sớm càng tốt.

Những đứa trẻ tốt đều nhờ dạy dỗ mà thành

Điểm chung của rất nhiều bậc phụ huynh ưu tú là sự tận tâm trong việc giáo dục con cái.

Một số người có thể nói rằng, những bậc cha mẹ không biết chữ có thể giáo dục con cái tốt không? Trên thực tế, có rất nhiều cha mẹ mù chữ, nhưng lại là bậc thầy trong việc giáo dục con cái.

Gia đình cậu bé rất nghèo, dẫu thi đỗ vào một trường trung học cơ sở, nhưng cậu không có tiền để đi học. Người bố nói rằng sẽ cho cậu đi làm, đầy người học đại học ra mà có xin được việc làm đâu, chưa nói đến cậu có thể vào đại học được hay không.

Nhưng mẹ cậu không đồng ý, bà quyết định bán con lừa duy nhất trong nhà để có tiền cho con đi học. Cuối cùng cậu trở thành học sinh duy nhất ở trường có khả năng ăn chay, cũng là người duy nhất giặt quần áo không cần xà phòng. Điều đáng nói hơn, cậu đã trở thành một trong những học trò ngoan và đạt kết quả xuất sắc nhất của trường.

Mặc dù người mẹ này thậm chí không tốt nghiệp tiểu học, nhưng cậu con trai của cô có thể làm bốn phép toán trước khi học tiểu học. Có bao nhiêu cha mẹ có thể làm được như vậy?

42 2 Giao Duc Gia Dinh Tot Duoc Co Dong Trong 5 Cau

Mặc dù người mẹ này thậm chí không tốt nghiệp tiểu học, nhưng cậu con trai của cô có thể làm bốn phép toán trước khi học tiểu học. Có bao nhiêu cha mẹ có thể làm được như vậy? (Ảnh: Shutterstock)

Những thói quen tốt đều nhờ dưỡng mà nên

Nhiều phụ huynh đổ lỗi cho trẻ học những thói quen xấu ở trường, đổ lỗi cho giáo viên và đổ lỗi cho trẻ, mà họ không tự trách mình.

Trên thực tế, hầu hết các thói quen của con trẻ, dù tốt hay xấu, đều được nuôi dưỡng có chủ ý hoặc vô ý bởi chúng ta - những bậc làm cha mẹ. Các bậc cha mẹ đang dạy con mình mọi lúc, nhưng họ không nhận ra rằng mình đang dạy. Đây là "giáo dục ẩn giấu", so với “giáo dục hiển thị” thì nó có sức mạnh hơn rất nhiều. 

Những đứa trẻ tốt hầu hết là kết quả của chất lượng giáo dục, và những đứa trẻ có vấn đề phần nhiều là sản phẩm của các gia đình có vấn đề.

Hầu hết các vấn đề của con trẻ không phải do chính đứa trẻ gây ra, mà là sự phản ánh các vấn đề của cha mẹ. Cha mẹ thường là người ‘sản xuất’ nhiều nhất các vấn đề của trẻ em và cũng là trở ngại lớn nhất để trẻ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm.

Vì vậy, không phải là những đứa trẻ, mà chính cha mẹ là những người cần được giáo dục. Nếu không có sự thay đổi của cha mẹ, sẽ không có sự thay đổi của con trẻ. 

Không có những đứa trẻ không muốn học tốt, chỉ có những đứa trẻ không thể học tốt; không có những đứa trẻ xấu, chỉ có những bậc cha mẹ không biết giáo dục.

Giao tiếp tốt là nhờ biết lắng nghe

Đối với các bậc cha mẹ có trẻ đang ở lứa tuổi dậy thì, có một khó khăn phổ biến là khó giao tiếp với trẻ. Không chỉ vì sự hỗn loạn tâm lý bên trong, mà quan trọng hơn là áp lực bên ngoài của cả hai rất lớn. Đứa trẻ phải đối mặt với áp lực ở trường, còn người mẹ phải đối mặt với áp lực của sự nghiệp.

Tuy vậy, hầu hết các bậc cha mẹ tốt đều xử trí tốt phương diện này. Họ vẫn có thể giao tiếp, thấu hiểu và giữ mối quan hệ tốt đẹp với con mình. Nguồn gốc kết quả này chính là xuất phát từ ba nguyên tắc:

Bước đầu tiên là lắng nghe, chính là để trẻ nói và hiểu ý nghĩa thực sự từ những lời nói của trẻ.

Bước thứ hai là lý giải, chính là đứng từ góc độ của đứa trẻ để suy nghĩ xem những điều chúng nói có hợp lý hay không. 

Bước thứ ba là gợi ý, một đứa trẻ có thể đưa ra lý do hợp lý nhưng chưa chắc có hành động đúng đắn vì vậy cha mẹ nên đưa ra lời khuyên cho con.

Trong ba bước này, thì lắng nghe là điều ‘kém cỏi’ nhất mà cha mẹ có thể làm.

42 3 Giao Duc Gia Dinh Tot Duoc Co Dong Trong 5 Cau

Lắng nghe là điều ‘kém cỏi’ nhất mà cha mẹ có thể làm. (Ảnh: Shutterstock)

Điều quan trọng nhất chính là phẩm đức của một con người

Năng lực không phải là quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn năng lực là ý chí, điều quan trọng hơn ý chí lại là đam mê. Nhưng điều quan trọng hơn tất cả chính là phẩm đức của một con người.

Chỉ đáng tiếc là, ngày nay, số người coi trọng phẩm đức không phải ngày càng nhiều hơn, mà là càng ngày càng ít đi. Thậm chí điều này nếu được nói với một số cha mẹ, họ cũng đều không muốn nghe, bởi đơn giản vì nó không liên quan gì đến điểm số hiện tại!

Các yếu tố quan trọng nhất như ý chí, năng lực và đạo đức, v.v. không phải đạt được từ “giáo dục hiển thị”, mà thông qua hành vi của cha mẹ - tức là "giáo dục ẩn giấu". Thay vì chỉ thuyết giảng sáo rỗng, cha mẹ hãy là những tấm gương sáng để con noi theo. Những phẩm cách tốt đẹp ấy, sẽ ngày ngày ‘mưa dầm thấm đất’, đi vào máu thịt của con trẻ.

Cách tốt nhất để dưỡng thành phẩm cách cho trẻ, ngoài việc cha mẹ làm những tấm gương cho con, hãy cho con trẻ đọc những tác phẩm nổi tiếng, tìm hiểu về những vĩ nhân, giúp trẻ khám phá thế giới bằng ánh mắt của những ‘con người vĩ đại’. 

Hòa An biên dịch

Theo aboluowang.com

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC