Trong xã hội ngày nay, “lao động chăm chỉ, và chân chính” dường như không còn là một trong những giá trị quan trọng mà con người luôn hướng đến.

Phải chăng đó chính là lý do, chúng ta có một thế hệ trẻ lười lao động, lười đọc sách nhưng thích tiêu tiền. Hãy cũng tìm hiểu những trăn trở của người Mỹ trước vấn nạn chung của thế giới hiện đại này.

Tôi rất thích câu danh ngôn dưới đây bởi nó diễn tả trọn vẹn tầm quan trọng của “làm việc chăm chỉ” trong cuộc sống của chúng ta. Nó cũng giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc dạy cho những đưa trẻ của mình “giá trị của lao động chăm chỉ” trong cuộc sống hàng ngày

“Hãy để chúng ta biết rằng đặc quyền được làm việc là một món quà. Sức mạnh để làm việc là một phước lành và tình yêu đối với công việc chinh là một thành công” (David O McKay). 

“Lao động chăm chỉ” dường như là một giá bị bỏ quên trong xã hội của chúng ta. Điều này thật cay đắng bởi đất nước này vốn được xây dựng nên từ lý tưởng: Bạn cần phải làm việc thật chăm chỉ để có thể đạt được những điều bạn muốn trong cuộc đời. Thêm vào đó, trong lịch sử những người tạo lập và dẫn dắt đất nước đến thành công chính là những con người siêng năng nhất.

Đừng hiểu nhầm tôi. Tôi không nói rằng, trong xã hội của chúng ta không còn ai siêng năng. Tôi chỉ nói rằng dường như sự siêng năng không còn được coi trọng như nó đáng phải thế. 

Vậy xã hội hiện đại của chúng ta đã sai ở đâu trong việc nhìn nhận giá trị của “làm việc chăm chỉ”?

Đôi khi tôi nghĩ rằng, những người ở thế hệ như tôi (hoặc thế hệ cha mẹ tôi về trước) đã làm việc vô cùng chăm chỉ để chu cấp cho con cái tất cả những gì chúng cần. Nhưng họ không chỉ dạy bọn trẻ đơn thuần lao động là gì. Có những điều quý giá hơn mà cha mẹ gửi gắm cho các con thông qua sự “lao động chăm chỉ”. Đó chính là giúp những đứa trẻ hiểu được cách tự đi con đường của riêng chúng và cần phải làm việc thật siêng năng mới có thể hoàn thành được mục tiêu của mình. 

Nếu bạn đang cung cấp cho những đứa trẻ của mình mọi thứ chúng cần hoặc muốn có, mà không yêu cầu chúng làm việc để trao đổi, chính là bạn đang làm hại đứa trẻ của mình. 

Vậy làm cách nào để dạy những đứa trẻ của chúng ta biết đánh giá cao giá trị của “làm việc chăm chỉ”?

 

42 1 Hanh Xu Kieu My Cha Me My Day Con Gia Tri Cua Lao Dong Nhu The Nao

1. Hãy là tấm gương cho trẻ

Những đứa trẻ sẽ luôn học theo bố mẹ. Chúng luôn quan sát và học theo bạn ngay cả khi bạn không nhận thấy điều đó. 

Nếu nhìn thấy bố vận chuyển những thanh gỗ lớn, những đứa trẻ sẽ nảy sinh hy vọng rằng, chúng cũng đủ khỏe và đủ khả năng để làm công việc đó khi lớn lên. Vậy nên, hãy làm việc cạnh những đứa trẻ khi chúng còn nhỏ. Thêm vào đó, hãy để chúng giúp bạn dù là công việc nhỏ nhất. Ví dụ như, khi bạn đóng một chiếc bàn trong xưởng của mình, hãy để cho đứa trẻ có cơ hội đưa cho bạn những dụng cụ bạn cần.

Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy làm việc một mình sẽ nhanh hơn khi có con trẻ cùng làm. Nhưng xin hãy kiên nhẫn khi những đứa trẻ còn nhỏ tuổi. Sự kiên nhẫn của bạn ngày hôm nay sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp trong cuộc sống về lâu về dài của con. Khi chúng lớn hơn một chút, hãy chỉ dẫn cho con những điều chúng cần làm một cách hoàn chỉnh để có thể thực hiện được công việc cụ thể. Ví dụ như, khi con đã lớn, bạn có thể dạy cho con các bước rõ ràng để đóng được một chiếc bàn. Đừng bao giờ đánh giá thấp sự ảnh hưởng, thái độ và những kỳ vọng của bạn đối với những đứa trẻ. 

42 2 Hanh Xu Kieu My Cha Me My Day Con Gia Tri Cua Lao Dong Nhu The Nao

Để những đứa trẻ tham gia vào công việc dưới sự hướng dẫn của bạn sẽ giúp con trẻ nhanh chóng hiểu được giá trị của lao động chân chính (Ảnh: ourprovidenthomestead)

2. Hãy cho con làm công việc nhà

Công việc nhà rất quan trọng với những đứa trẻ. Bởi những nhiệm vụ này sẽ dạy cho các con biết những công việc để duy trì sự gọn gàng, ngăn nắp trong một ngôi nhà. Đồng thời giúp các con hiểu làm thế nào để trở nên hữu ích trong gia đình. Dù bạn có “trả công” cho con hay không khi làm việc nhà, những công việc này sẽ dạy cho con trẻ về tinh thần trách nhiệm cùng ý nghĩa của việc sở hữu đồ đạc. 

42 3 Hanh Xu Kieu My Cha Me My Day Con Gia Tri Cua Lao Dong Nhu The Nao

Hãy để trẻ làm công việc nhà, nếu bạn thật sự muốn tốt cho con (Ảnh: Pinterest)

Đối với các công việc trong gia đình, bạn luôn có thể dễ dàng tìm thấy những nhiệm vụ phù hợp với con cái ở mọi lứa tuổi. Việc để trẻ cùng bạn làm việc nhà sẽ giúp con cảm thấy mình được tham gia vào sự vận hành những công việc chung của gia đình. 

3. Khuyến khích con thực hiện những dự án (kinh doanh, xây dựng,…) của mình

Một vài đứa trẻ được sinh ra với sự siêng năng và óc sáng tạo tốt. Nếu bạn có thể khuyến khích và giúp con phát triển những nét tính cách này, bạn đang nâng cánh cho con bay xa. Khi những đứa trẻ thích thú một điều gì đó, chúng sẽ có động lực lớn để làm việc chăm chỉ.

42 4 Hanh Xu Kieu My Cha Me My Day Con Gia Tri Cua Lao Dong Nhu The Nao

Hãy ủng hộ và giúp biến những ý tưởng của con thành những ý tưởng sáng tạo nhất (Ảnh: lemonardday)

Chúng có thể dành hàng giờ làm việc để xây dựng ngôi nhà trên cây, hoặc gây dựng sạp bán nước chanh đầu tiên. Dù cho ý tưởng của con bạn là gì, hãy cố gắng giúp chúng phát triển ý tưởng của mình theo hướng sáng tạo nhất. Chúng ta không thể biết rằng sự siêng năng và sáng tạo của lũ trẻ sẽ đưa chúng tới những điều tuyệt vời nào.

 4. Đừng áp đặt những giới hạn cho con

Chúng ta đã từng có cơ hội nghe rất nhiều những câu chuyện từ ông bà, về những đứa trẻ trong quá khứ đã làm việc vất vả như thế nào. Vào thời kỳ khủng hoảng, trẻ em đã phải làm việc rất vất vả để giúp đỡ gia đình. 

42 5 Hanh Xu Kieu My Cha Me My Day Con Gia Tri Cua Lao Dong Nhu The Nao

Hãy để con cái được giúp đỡ bạn gánh vác một phần cuộc sống (Ảnh: ourprovidenthomestead)

Nhưng ngày nay, các bố mẹ không còn trao cho con cái mình cơ hội đó. Điều đó không có nghĩa rằng, tôi khuyên các bạn phải để những đứa trẻ của mình phải làm việc trong hầm lò. Tuy nhiên, đừng giới hạn khả năng hoàn thành nhiệm vụ của các con. Nhiệm vụ càng lớn, cảm giác hạnh phúc mà những đứa trẻ có được khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ càng lớn. 

5. Hãy để con nhận lãnh hậu quả tất yếu khi không chịu làm việc

Nhà trường là một ví dụ tiêu biểu cho cách giáo dục này. Khi trẻ không làm bài tập về nhà, chúng sẽ nhận được điểm xấu hoặc sự khiển trách của giáo viên. 

Các bậc cha mẹ cũng vậy, chúng ta cần để những đứa trẻ cảm nhận hậu quả của việc thiếu sự cố gắng. Hãy để cho các con cảm thấy bị tổn thương, hoặc thất vọng vì đã không hoàn thành việc mình phải làm. 

Nếu bạn quyết bảo vệ con cái khỏi những cảm xúc khó chịu này ngay từ khi chúng còn rất nhỏ, những đứa trẻ sẽ phải học những bài học đắt giá hơn nhiều lần một khi chúng bước chân vào cuộc sống thực khi trưởng thành. 

6. Khen ngợi các con vì những gì chúng đã làm tốt

42 6 Hanh Xu Kieu My Cha Me My Day Con Gia Tri Cua Lao Dong Nhu The Nao

Sự khen ngợi kịp thời của bạn khi con thật sự làm tốt sẽ giúp trẻ hiểu rằng khi làm việc chăm chỉ, chúng đang mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh (Ảnh: ourprovidenthomestead)

Khen ngợi những đứa trẻ khi chúng làm việc tốt sẽ mang đến những kết quả kỳ diệu đối với thái độ của trẻ đối với công việc trong tương lai. Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn cần khen con trong những hành động nhỏ nhất mà trẻ thành công. 

Tuy nhiên, khi trẻ hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó (đặc biệt là khi bạn không phải năn nỉ chúng làm những công việc đó), bạn cần phải cho chúng biết bạn cảm thấy hạnh phúc và vui như thế nào khi nhìn thấy sự tiến bộ của con. Lời khen tích cực dành cho những hành động tốt luôn là con đường tốt nhất để khuyến khích trẻ làm điều tốt. 

6 lời gợi ý trên của phụ huynh Mỹ liệu sẽ có ích cho việc giáo dục con cái của bạn? Chúng có khiến bạn suy nghĩ và mong muốn đưa “giá trị của lao động chăm chỉ” vào những điều bạn sẽ làm gương và giúp con thấm nhuần? Một người hiểu được giá trị của lao động chân chính sẽ hiểu rõ thế nào là sự tự lập trong cuộc sống của mình.

Nguồn: Hy Văn

DKN.tv




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC