Sau khi bước vào tuổi trung niên, chỉ muốn dùng cái tâm bình thường để làm những việc bình thường. Bài viết dưới đây là một bức thư mà một người trung niên viết cho chính mình, lời nói ra chỉ là những câu chuyện bình thường trong nhà, trong cuộc sống, đơn giản nhưng hàm ý thâm sâu mà từng câu từng chữ đều thật thấm thía.
Nhất định phải đọc hết. Hãy ghi nhớ thật kỹ, đối với các bậc trung niên đều rất có ích.
1. Hãy thôi nghĩ về quá khứ
Chúng ta vào thời thanh thiếu niên chịu khổ bao nhiêu so với những người trẻ hiện nay. Cũng may, cuộc sống bây giờ càng ngày càng tốt, cũng có cho mình một ít tiền tiêu, có một chút nhàn rỗi để làm những việc mình thích.
Vậy nên, các bậc trung niên đừng nhất mực chìm đắm trong những hồi ức quá khứ, hãy lạc quan, nhìn về tương lai, dù sao chúng ta cũng đã có 20 năm hoàng kim trong cuộc đời rồi.
Đừng nên nghĩ quá nhiều về quá khứ. (Ảnh: shutterstock.com)
2. Đừng nên tức giận
Lúc còn trẻ chúng ta có bao nhiêu là cáu gắt, đặc biệt là lúc con cái không nghe lời, khó tránh khỏi quát nạt nó, thậm chí dùng cả đòn roi. Nhưng hôm nay con cái đã trưởng thành rồi, đã có cách nghĩ cho riêng mình rồi, và chúng ta cũng không giống như trước đây.
Chúng ta có thể vận dụng trí tuệ và kinh nghiệm tích lũy, cung cấp cho chúng tham khảo, đồng thời bảo trì thái độ yêu thương và hóm hỉnh của mình. Không được vì con cái không tiếp thu ý kiến mà không ngừng phàn nàn hoặc sinh tức giận để tránh hình thành căng thẳng cho hai thế hệ.
3. Hãy thôi phàn nàn, oán trách
Tục ngữ có câu: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi người đều có lúc có phiền não, có khi cũng muốn cùng người khác thổ lộ hết. Điều này có thể lý giải, nhưng phải chú ý không nên phàn nàn nhiều quá.
Nếu như bạn bè luôn phàn nàn với bạn về một việc, mỗi ngày mỗi ngày đều đang truyền đi những năng lượng trong lời nói, tin rằng bạn sẽ không muốn có một người bạn như vậy.
4. Đừng lãng phí thời gian
Thời gian trôi qua chỉ như một chớp mắt, giờ ta đã bước vào hàng bậc trung rồi. Thời gian không đợi người, chúng ta càng không nên lãng phí thời gian. Muốn làm cái gì thì hãy làm, muốn mua gì thì hãy mua, muốn ăn gì thì hãy ăn. Đừng nói là: “Hãy đợi sau này”, “Đợi khi có thời gian”, “Đợi qua mấy hôm nữa”.
Người có thể đợi thời gian, nhưng thời gian quyết không đợi người! Vậy nên, đừng phụ bạc chính bản thân mình.
Thời gian không đợi người, vì vậy hãy làm những gì mình muốn làm, hay mua gì muốn mua, muốn ăn gì thì hãy ăn… (Ảnh: shutterstock.com)
5. Hãy thôi cô độc, cô đơn
Cho dù là ở cùng với con cái, cuối cùng thì cũng là hai vợ chồng già sống với nhau, đều muốn làm được độc lập về tinh thần và không muốn suốt ngày sinh hoạt quẩn quanh trong nhà từ sáng đến tối.
Người già phần đông muốn đi đây đi đó, nên có bằng hữu xung quanh, có một số thú vui tao nhã, như vậy cuộc sống mới thêm phần phong phú.
6. Đừng xen vào việc của người khác
Làm người lớn tuổi, có một bí quyết, chính là đối với một số việc nên nhìn cho rõ, với một số việc không nên nhìn và cũng nên bỏ qua.
Không nên bất kì điều gì cũng lấy mình làm trung tâm, nên cho con cái không gian sinh hoạt và một khoảng trời riêng, không nên can thiệp vào cuộc sống của chúng.
Về vấn đề giáo dục con cháu, hết sức không lấy “kinh nghiệm” mà cho rằng mình đúng, cũng nên hiểu bố mẹ chúng là ai, cố gắng chiểu theo quan điểm của bố mẹ chúng để dạy dỗ chúng.
7. Không nên càm ràm
Sức khoẻ, tình yêu hôn nhân và công việc là chủ đề yêu thích khi trao đổi cùng con cái lúc về già, nhưng người trẻ lại không muốn người lớn nhắc nhiều về những vấn đề đó. Vì vậy, không nên hỏi nhiều về chuyện đó, có một số việc, bọn trẻ trong tâm tinh tường, tự chúng biết phải làm gì, chúng ta cũng chớ dông dài.
8. Đừng nên tồn nhiều tiền
Những người bằng hữu tuổi trung niên, nên dừng lại việc tích trữ tiền. Tiền dù tồn thành từng xấp, bất quá chỉ là con số. Chúng ta khổ cực cả đời, thật sự muốn đối đãi với mình tốt một chút. Trong phạm vi năng lực của mình, đừng quá quan tâm một bộ y phục bao nhiêu tiền, một món ăn bao nhiêu tiền, muốn mua, muốn ăn thì cứ chi thôi!
Tiền mình tiêu đó là tiền của mình, tiền tồn trữ sau này chỉ là di sản mà thôi.
Theo dkn.tv