Bạn là loại người nào? Câu hỏi nghe có vẻ khó chịu, nhưng bạn đã bao giờ thử tự hỏi mình? Nếu vẫn chưa tìm ra câu trả lời thì xin mời đọc tiếp…
Người thượng đẳng nói trí tuệ; trung đẳng nói sự tình; hạ đẳng nói thị phi. (Ảnh: Internet)
Phó xuất, trao đổi và giành giật
Người thượng đẳng phó xuất (cống hiến), dù cho gặp việc gì cũng muốn bỏ thêm tâm sức vào để hoàn thành cho tốt, tự mình thực hiện không nề hà.
Người trung đẳng biết điểm mạnh yếu của mình, sẽ đạt được mong muốn thông qua cách trao đổi, đôi bên cùng có lợi.
Người hạ đẳng giành giật, không muốn phó xuất, cũng không muốn trao đổi, lấy thứ của người khác biến thành của mình.
Năng lực và nóng nảy
Người thượng đẳng có năng lực, điềm đạm không nóng nảy;
Người trung đẳng nóng nảy, có năng lực;
Người hạ đẳng nóng nảy, không năng lực.
Tầm ảnh hưởng
Người thượng đẳng người người ca ngợi;
Người trung đẳng không ai biết đến;
Người hạ đẳng người đời kinh ghét.
Tín niệm
Người thượng đẳng tín niệm kiên định;
Người trung đẳng tự tin vào mình;
Người hạ đẳng sợ sệt hoài nghi.
Cống hiến
Người thượng đẳng làm việc cống hiến;
Người trung đẳng suy nghĩ đắn đo;
Người hạ đẳng làm việc theo cảm xúc buồn vui của mình.
Kiến thức là từ học tập mà có, năng lực từ tôi luyện mà thành, cảnh giới là từ tu dưỡng mà xuất lai.
Mưa lớn không gột rửa được rễ sâu trong lòng đất; đạo pháp rộng lớn cũng chỉ độ được người hữu duyên. Giá trị của con người, của một đời người chính là quá trình lý giải đạo, ngộ đạo, đắc đạo.
Người thượng đẳng nói chuyện có lý lẽ, trí tuệ; người trung đẳng nói đúng sự tình, người hạ đẳng nói chuyện thị phi.
Bài viết hy vọng các bạn hãy dùng trí huệ xuất thế để đối đãi với các sự tình trên thế gian. Câu thúc, ước chế bản thân, tránh để mình trở thành người hạ đẳng!
Nguồn: Tinhhoa.net