Ngày 20/11 vừa qua, lại thêm vụ 1 tai nạn thương tâm vì tài xế mang giày cao gót khi lái xe ô tô khiến nhiều người thương vong. Vậy trong thời gian liệu có những điều luật sửa đổi để bổ sung và cấm những đôi giày cao gót?

42 1 Tai Nan Thuong Tam Tu Nhung Doi Giay Cao Got Va Nhung Dieu Can Tranh

Điều đáng nói ở dây là khi học bằng lái xe ô tô chắc hẳn những người thầy, người cô hướng dẫn sẽ không khuyến khích thậm chí là không cho học viên mang cao gót khi lái xe ô tô. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra vì lí do nữ tài xế mang giày cao gót.

Đã có rất nhiều trường hợp tai nạn xảy ra do việc chị em phái nữ lái xe khi sử dụng giày cao gót. Vừa qua, tại góc Nguyễn Ngọc Vũ – Lê Văn Lương, nữ tài xế điều khiển xe sang Mercedes đã không kiểm soát tay lái, đâm vào người đi xe máy bên đường, kéo lê theo 2 xe máy rồi tự bốc cháy, khiến cô gái đi xe máy tử vong tại chỗ.

Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra có nên cấm mang giày cao gót khi lái xe hay không và tại sao không nên mang giày cao gót khi lái xe ô tô?

42 2 Tai Nan Thuong Tam Tu Nhung Doi Giay Cao Got Va Nhung Dieu Can Tranh

 

Khả năng nhầm chân ga – chân phanh.

Cấu tạo của giày cao gót đã để lại một khoảng trống giữa bàn chân của bạn với 2 bàn đạp. Khoảng trống này có thể khiến bạn mất đi cảm nhận về không gian, dẫn đến đạp trượt phanh, hoặc tệ hơn là đạp nhầm chân ga. Việc đạp nhầm chân ga khi đang chuẩn bị dừng đèn đỏ sẽ gây ra tai nạn liên hoàn.

Ngoài ra, sử dụng giày cao gót khó phân bổ đều lực đây cũng chính là nguyên nhân thứ hai, câu chuyện đạp phanh hay chân ga phụ thuộc rất nhiều vào lực từ bàn chân, mà giày cao gót thì khiến bạn khó lòng phân bổ đúng lực ở khu vực này. Trên thực tế, người đi giày cao gót chỉ có thể sử dụng đầu ngón chân để đạp, dẫn đến câu chuyện không đạp đủ lực để phanh trong trường khẩn cấp.

Chưa hết, mang giày cao gót khi lái xe dễ gây vướng víu. Cụ thể, giày cao gót gây vướng víu khi cần luân chuyển giữa chân ga và chân phanh, khiến phản xạ bị giảm đi so với bình thường. Do tính chất gót cao, mỏng lại nhọn, đôi giày có nguy cơ mắc lại ở thảm xe, hoặc tệ hơn là kẹt luôn trong chân phanh. Hoặc giày cao gót cũng có nguy cơ bị vướng vào thảm sàn. Điều này cản trở chuyển động khi sử dụng bàn đạp và gây khó khăn cho việc điều khiển phương tiện hiệu quả.

42 3 Tai Nan Thuong Tam Tu Nhung Doi Giay Cao Got Va Nhung Dieu Can Tranh

Ngoài giày cao gót, những đôi giày bốt cao cổ cũng là “kẻ thù” của tay lái. Chúng khiến khớp bàn chân bị bó cứng, cử động kém linh hoạt và giảm khả năng phản ứng của phụ nữ khi xảy ra tình huống giao thông bất ngờ.

Những đôi giày cao gót, bốt cao cổ dù là ở tình huống nào đi chăng nữa, việc sử dụng chúng là hoàn toàn không phù hợp khi lái xe kể cả là ô tô hay xe máy vì nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cực kì cao.

Có những người cho rằng lái xe chân trần là cách tốt nhất. Bởi nó sẽ giúp bạn đạt được áp lực lên bàn đạp tốt nhất có thể.

Tuy nhiên, trên đường dài khi đi chân trần sẽ ra mồ hôi và có thể bị trượt khỏi bàn đạp, làm tăng khả năng chấn thương của mắt cá chân hoặc bàn chân, hay gây ra hiện tượng chuột rút rất nguy hiểm với phụ nữ.

Ngoài ra, Giày cao gót có phần mũi và đế rất nhỏ, do vậy khi đạp chân phanh, chân ga không đảm bảo sự chắc chắn, tạo cảm giác không thật cho bàn chân khi lái xe.

Vì thế, Nếu bạn phải đi giày cao gót, hãy mang một đôi giày đế bằng trong xe hoặc một đôi dép kẹp và thay giày cao gót khi tới nơi. Và cũng đừng đi chân trần khi lái xe vì chân bạn có thể đau khi cần nhấn phanh mạnh lúc khẩn cấp.

 

LAN ANH (t/h)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC