Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại
Chỉ trong một ngày, tại những thời điểm khác nhau, Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth và Phó tổng thống Vance đã đưa ra những tuyên bố đối lập về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Ukraine.
Trong khi Hegseth khẳng định không có chuyện Hoa Kỳ gửi quân đến Ukraine trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thì Vance lại tuyên bố Mỹ đang xem xét mọi phương án, bao gồm cả việc triển khai quân đội và trừng phạt kinh tế Nga nếu Moscow từ chối đàm phán "thiện chí" với Kiev.
Chuyện Trump đòi rồi dọa dẫm mua Greenland, chiếm kênh đào Panama, xây nhà cao tầng Mỹ ở dải Gaza đổ nát, mặc kệ người Palestine muốn đi đâu thì đi, chiến tranh Nga – Ukraine chưa im tiếng súng thì Trump cùng bộ hạ đã đi xăm xăm đòi nợ 500 tỷ đô, không khó đoán về nước Mỹ ngày nay.
Nên tin ai?
Chẳng ai đáng tin cả, nhất là trong hoàn cảnh thế giới điên đảo vì “Phân lô bán nền 2.0” Người ta nhớ lại Mỹ từng bán đứng đồng minh VNCH cho Mao, đi đêm với Trung Cộng, im lặng để Đặng Tiểu Bình xua quân dạy Việt Nam một bài học.
Trung Quốc, Liên Xô trao đổi với Mỹ về Việt Nam mà không cần đếm xỉa tới người Việt.
Tiếng nói từ Bernie Sanders
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã có những nhận định sâu sắc về tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Mỹ hiện nay.
Ông chỉ ra rằng tài sản của ba tỷ phú hàng đầu - Musk, Bezos và Zuckerberg - đã tăng thêm 215 tỷ đô la kể từ ngày bầu cử, trong khi:
- 60% người dân Mỹ sống dựa vào lương tháng
- 85 triệu người không có hoặc thiếu bảo hiểm y tế
- 25% người cao niên phải sống với mức thu nhập 15.000 đô la/năm hoặc thấp hơn
- 800.000 người vô gia cư
- Tỷ lệ trẻ em nghèo đói cao nhất trong các quốc gia phát triển
Công bằng xã hội, dân chủ, văn minh…những giá trị của phương Tây từng rao giảng trong mấy thế kỷ qua bị phiên bản 2.0 lột trần bộ mặt thật giả dối.
Hãy cảm ơn Trump và Musk.
Về việc này, Thượng nghị sỹ Mỹ. ông Bernie Sanders viết mới đây thôi.
“Tôi (Bernie Sanders) không có thói quen cảm ơn Elon Musk, nhưng lần này ông ấy đã làm được một việc rất đặc biệt, là chứng minh một quan điểm mà chúng tôi đã nêu ra trong nhiều năm qua — đó là chúng ta đang sống trong một "xã hội đầu sỏ", nơi mà các tỷ phú không chỉ thống trị nền chính trị và thông tin, họ còn thống trị cả chính phủ và đời sống kinh tế của chúng ta.
Chúng ta chưa bao giờ thấy điều đó rõ ràng hơn những ngày hôm nay. Với những tin tức và sự chú ý mà ông Musk đã nhận được trong vài tuần qua khi ông ta phá bỏ các cơ quan chính phủ một cách bất hợp pháp và vi hiến, tôi nghĩ rằng hiện giờ là lúc mà chúng ta nên đặt một câu hỏi mà giới truyền thông và hầu hết các chính trị gia dường như không hỏi:
- Elon Musk và những tỷ phú như ông thực sự muốn gì?
- Mục đích cuối cùng của họ là gì?
Theo tôi, những gì Musk và những người như ông đang cố gắng làm không phức tạp mà cũng không mới mẻ.
Đó là những gì mà các giai cấp thống trị trong suốt lịch sử con người luôn mong muốn và họ tin rằng họ có đặc quyền.
Đó là họ muốn có nhiều quyền lực hơn, có nhiều quyền kiểm soát hơn, có nhiều của cải hơn. Và họ không muốn người dân đen và nền dân chủ cản trở họ.
Elon Musk và những nhà tài phiệt như ông tin một cách đơn giản là chính phủ và luật pháp chỉ là những chướng ngại vật đối với lợi ích của họ và với những gì họ được hưởng.
Trước khi có cuộc cách mạng giành độc lập cho nước Mỹ, giai cấp thống trị đã cai trị bằng “quyền thiêng liêng của vua”, họ tin rằng vua của nước Anh là một người đại diện của Chúa, vua không thể bị chất vấn.
Thời nay, những nhà tài phiệt tin rằng với tư cách là ông chủ của các nền công nghệ tiên tiến và là "những ngừoi có chỉ số IQ cao nhất", họ có quyền cai trị tuyệt đối. Nói cách khác, họ là những vị vua của thời nay. Họ không phải chỉ có quyền lực mà họ còn giàu có khủng khiếp.
Ngày nay, tài sản của Musk, Bezos và Zuckerberg cộng lại có giá trị 903 tỷ đô la, nhiều hơn phân nửa tài sản của 170 triệu người dân Mỹ.
Kể từ khi Trump đắc cử, sự giàu có của họ đã tăng vọt ngoài sức tưởng tượng.
Elon Musk đã giàu thêm 138 tỷ đô la, Zuckerberg đã giàu thêm 49 tỷ đô la và Bezos đã giàu thêm 28 tỷ đô la.
Tổng cộng tất cả, ba người giàu nhất nước Mỹ đã trở nên giàu thêm 215 tỷ đô la kể từ ngày bầu cử.
Trong khi những người rất giàu trở nên giàu hơn, thì 60% người dân Mỹ đang sống dựa vào tiền lương hàng tháng, 85 triệu người không có hoặc không có đủ bảo hiểm sức khoẻ, 25% người cao niên đang cố gắng sống mỗi năm với 15.000 đô la hoặc ít hơn, 800.000 người vô gia cư và nước Mỹ có tỷ lệ trẻ em nghèo đói cao nhất trong số hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới.
Bạn có nghĩ rằng những nhà tài phiệt trên có quan tâm đến tầng lớp khó khăn này không?
Hãy tin tôi, họ không quan tâm chút nào cả.”
--- Hết trích lời Bernie Sanders ---
Thực trạng xã hội Mỹ qua góc nhìn từ thực tế
Dù còn những điểm tích cực, nhưng dưới thời "Phân lô bán nền 2.0", những giá trị nhân văn này đang dần bị xói mòn.
Giáo sư Jeffrey Sachs trong cuốn "The Price of Civilization" đã cảnh báo về những vấn đề của nước Mỹ từ 15 năm trước.
Theo ông, một xã hội lành mạnh cần có sự đồng cảm và công bằng trong phân phối tài sản. Tuy nhiên, khi 5% dân số nắm giữ 45% GDP mà thiếu vắng lòng trắc ẩn, thì người nghèo sẽ ngày càng bị đẩy ra bên lề xã hội.
Tỷ phú Bill Gates nói khá thú vị
"If you are born poor its not your mistake, but if you die poor its your mistake. Nếu bạn sinh ra mà nghèo thì không phải lỗi của bạn. Nhưng lúc bạn chết mà vẫn nghèo thì lỗi thuộc về bạn."
Thế giới ơi, đừng mơ nước Mỹ nữa. Hãy đi bằng đôi chân của chính mình.
Thông điệp cuối cùng nhấn mạnh rằng các quốc gia nên tự lực cánh sinh thay vì ảo tưởng về một nước Mỹ lý tưởng như trước đây.
Phạm Hương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC