Bạn có đoán được đáp án của câu trả lời này là gì không?
Con người sống trên đời, thứ gì đáng giá nhất?
Có người nói thứ đáng giá nhất là khối tài sản kếch xù, có ý kiến khác lại cho rằng đó là dung mạo xuất chúng, không ít người lại khẳng định là phải có quyền lực và địa vị tối cao mới đáng giá...
Nhưng trớ trêu là tài sản dù có nhiều đến mấy cũng sẽ cạn dần, dung mạo mỹ miều bao nhiêu cũng sẽ dần tàn phai, quyền lực có uy quyền đến đâu cũng sẽ có lúc dần biến mất. Chỉ có duy nhất phẩm chất lương thiện là có thể tồn tại mãi mãi.
Nhân phẩm chính là vinh quang của cuộc đời. Gìn giữ nhân phẩm tức là ta đã giữ được cho bản thân khối tài sản lớn nhất và phong độ lớn nhất của cuộc đời mình.
1. Nhân phẩm được thể hiện qua sự tôn trọng người khác trong giao tiếp
Một hôm, ngoài cổng trường học vang ra những tiếng cãi vã rất lớn. Hoá ra là một cô gái đang chửi mắng bảo vệ gác cổng của trường học.
Cô gái này đến tìm bạn đang làm ở trường học, nên nhờ bảo vệ cổng mở cửa giúp, đồng thời bày tỏ đã đưa giấy thông hành cho bảo vệ gác cổng lúc sáng. Người bảo vệ giao ban lúc này yêu cầu cô phải đăng kí ra vào theo thông lệ mới có thể bước vào.
Cô gái kia lại nhất quyết cho rằng không cần thiết phải phiền phức như vậy, nên quát mắng người bảo vệ: "Không phải chỉ là một tên bảo vệ tầm thường thôi hay sao, ông có tư cách gì mà ra lệnh cho tôi"!
Người bảo vệ cũng tức giận, lớn tiếng quát: "Đây là trường học, để bảo vệ an toàn cho học sinh ở đây, tôi bắt buộc phải làm như vậy".
Nào ngờ cô gái này cứ như chịu ấm ức lớn lắm vậy, khóc lóc lu loa khiến mọi người vây quanh xì xào bàn tán, cô còn đe doạ muốn khiếu nại người bảo vệ với hiệu trưởng.
May mà sau đó người bạn của cô gái đến, anh ta là người hiểu lý lẽ nên liên tục xin lỗi người bảo vệ, đến lúc đó mới có thể dập tắt được cuộc cãi vã.
Người đứng xem đều cảm thấy cô gái này thật không hiểu chuyện, lại không biết tôn trọng người khác nên mới xảy ra cuộc cãi vã như vậy.
Thực ra thì cho dù là người bảo vệ hay nhân viên lao công, mỗi ngành nghề, chức vụ đều nên được tôn trọng. Thông cảm cho người khác và biết thấu hiểu, bao dung cho người ta, ấy chính là biểu hiện của sự giáo dưỡng cơ bản nhất của một người.
Việc giao thiệp giữa người với người đôi khi rất giống với việc bạn đang đức trước một tấm gương. Bạn cười, nó cũng cười theo bạn, bạn lịch sự với nó, nó cũng đối đãi lịch sự với bạn, và ngược lại cũng thế.
Đạo đức có thể bù đắp những khiếm khuyết về tài năng, nhưng tài năng mãi mãi cũng không thể bù đắp được những khiếm khuyết về đạo đức. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình.
2. Biết ơn cuộc sống và lưu giữ tấm lòng lương thiện
Hồi nhỏ, cha mẹ và thầy cô luôn dạy con cái mình phải có tấm lòng nhân ái, phải làm người thiện lương.
Bởi quý nhân tốt nhất trên đời này của chúng ta chính là bản thân mỗi người, khi chúng ta sống lương thiện và tốt bụng, chúng ta sẽ được giúp đỡ và hỗ trợ nhiều nhất.
Từng có một tin tức vô cùng xúc động thế này:
Một người đàn ông quốc tịch Mỹ tên là Aaron vì không muốn đứa con 2 tuổi chịu đói giống mình, anh luôn nỗ lực tìm kiếm một công việc.
Đến một ngày, cuối cùng anh cũng nhận được lời mời phỏng vấn nên hứng khởi chuẩn bị rất lâu. Buổi sáng hôm ấy, với 2 đô la còn lại trong túi anh nhảy lên xe buýt đi đến công ty ứng tuyển.
Trên đường đến phỏng vấn, vì đi ngang qua một vụ tai nạn giao thông nên xe buýt của anh phải tạm thời dừng lại một vài phút. Nhưng chẳng có ai muốn bước xuống giúp đỡ người gặp nạn.
Aaron nhờ lái xe mở cửa và đợi anh một lát để anh giúp đỡ người bị thương kia. Nhưng tài xế đáp lại: "Xe buýt không đợi một mình cậu được, nếu cậu xuống xe thì tôi vẫn sẽ lái đi tiếp".
Đấu tranh tư tưởng trong giây lát, anh vẫn lựa chọn xuống xe cứu người, từ bỏ buổi phỏng vấn quý giá kia.
Cuối cùng, người bị thương ấy được đưa tới bệnh viện, trải qua chữa trị kịp thời, bệnh tình đã dần ổn định lại.
Aaron nói: "Bỏ qua cơ hội việc làm lần này thì sau này vẫn có thể có lại, nhưng sinh mạng con người thì chỉ có một. Lúc đó trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ là phải cứu người mà thôi".
May mắn là, chính nhờ hành động lương thiện của Aaron mà sau dó, anh được rất nhiều phương tiện truyền thông quan tâm đưa tin.
Sau vụ việc ấy, anh cũng nhận được rất nhiều lời mời làm việc, trong đó có cả công ty anh đã bỏ lỡ buổi phỏng vấn kia.
Cuộc sống chán nản khốn khó cũng nhờ sự lương thiện của anh mà dần được cải thiện hàng ngày.
Lòng tốt giống như một vòng tròn tuần hoàn, nếu bạn biết cảm ơn, lương thiện với người khác thì sẽ có một ngày, những chuyện tốt mà bạn từng làm sẽ đáp trả lại bạn bằng những việc tốt khác bằng phương thức khác nhau.
Giống như một câu nói trong bài viết của một nhà văn thế này: "Có đôi khi, lòng tốt sẽ không báo đáp bạn ngay tức khắc nhưng sẽ trả lại bạn niềm vui vào lúc bạn không ngờ nhất. Có đôi khi, lương thiện sẽ đến bằng phương thức khác nhau khiến bạn cảm nhận được lòng bao la và sự dư đầy của nó.
3. Học gì thì học nhưng nhất định phải học làm người
"Học gì thì học nhưng nhất định phải học làm người trước tiên". Đây là câu nói nổi tiếng của nhà giáo dục Đào Hành Tri (Trung Quốc).
Trên con đường nhân sinh, chúng ta phải biết nghiêm túc chịu trách nhiệm với bản thân, chân thành đối xử với người khác; học cách tôn trọng khoan dung với mọi người, luôn biết suy nghĩ từ góc độ của người khác; học cách cảm ơn cuộc đời, dùng tấm lòng lương thiện, đối xử tốt với hết thảy mọi vật.
Nên sống trên đời nhất định phải lấy nhân phẩm làm gốc. Bởi nhân phẩm là tiêu chuẩn đánh giá một người tốt hay xấu, cũng là mấu chốt quyết định thành bại của người đó.
Trên tất cả, nhân phẩm còn là chỗ dựa vững chắc nhất của một đời người. Bởi vậy mới nói, nhân phẩm tốt chính là khoản vốn liếng lớn nhất, giá trị nhất của chúng ta!
Nhân phẩm tốt là vòng nguyệt quế, sự huy hoàng và là tài sản quý giá nhất của đời người. Nhân phẩm tốt sẽ tạo ra cho con người địa vị và danh phận trong xã hội. Nó cũng là tất cả tài sản của con người trên phương diện danh dự cá nhân.
Trước khi làm việc, cần phải làm người, đó là đạo lý bất biến từ cổ chí kim. Làm người như thế nào không chỉ thể hiện trí tuệ của một người mà còn thể hiện sự tu dưỡng của người đó.
Một con người bất luận có thông minh đến đâu, có năng lực đến đâu, điều kiện tốt thế nào, nếu không hiểu được cách làm người, nhân phẩm không tốt, sự nghiệp cũng như các mối quan hệ giữa người với người của anh ta trong xã hội cũng sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn.
Muốn làm tốt bất cứ việc gì, cũng phải làm người cho tốt đã!
Theo Pháp luật và Bạn đọc