Người có tu dưỡng thì đối với bất kể ai cũng đều tỏ thái độ khiêm nhường, tôn trọng. Tôn trọng người dưới chính là một loại mỹ đức, tôn trọng người dưng chính là một loại ý thức, tôn trọng đối thủ là một loại độ lượng, tôn trọng tất cả mọi người là một loại giáo dưỡng.

Con người muốn có phúc trước hết phải tu tâm và tu khẩu, muốn vậy hãy sớm lĩnh ngộ 6 điều này.

Cảnh giới cao nhất của tu tâm dưỡng tính là giữ gìn sự thanh tĩnh trong nội tâm mình

Cảnh giới cao nhất của tu tâm dưỡng tính là ở chỗ dẫu phải đối mặt với bất cứ chuyện gì cũng không được vội vàng, lo lắng mà phải giữ gìn sự thanh tĩnh trong nội tâm mình. Trong cuốn “Truyền Tập Lục” Vương Dương Minh nói rằng: “Khí cơ của trời đất, vốn chẳng dừng một hơi thở.

Nhưng có một người nắm giữ, nên không trước mà chẳng sau, không vội cũng chẳng chậm. Dẫu thiên biến vạn hoá nhưng vẫn luôn được khống chế, con người do vậy mà sinh. Nếu không khống chế, khí này sẽ chạy loạn, sao không thể không bận rộn được đây?”.

Đa số con người trong xã hội hiện đại đều luôn canh cánh bên lòng về tình trạng sức khoẻ của mình. Điều này thường là do trong tâm họ rối bời, nóng vội, lo lắng bất an. Vương Dương Minh nói muốn tu thân trước tiên cần dưỡng tâm, ông đã chỉ ra ý nghĩ chỉ đạo quan trọng đối với việc tu thân dưỡng tính.

“Chúa tể của cơ thể chính là trái tim”, nếu trong cuộc sống bận rộn chẳng thể chừa lại một góc thanh nhàn cho tâm hồn thì những phiền muộn và lo lắng ẩn sâu ấy sẽ khiến bạn mệt mỏi, và càng khó hơn trong việc đối nhân xử thế.

Vương Dương Minh chủ trương muốn tĩnh tâm thì cần đoạn tuyệt sự nóng vội trước:

“Như ngày nay, tất cả những cảm xúc oán giận chỉ cần thuận theo tự nhiên, không cần quá để ý đến chúng, thì thân tâm tự nhiên sẽ khoáng đạt, mà có thể chính lại bản thể”.

Theo kiến giải của Vương Dương Minh, những người lòng dạ hẹp hòi chỉ hạn cuộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, thường trầm mặc kém vui. Còn người có tấm lòng rộng rãi thì thế giới của họ sẽ rộng rãi hơn người.

Làm người hành 6 đức: Ấy thân tu dưỡng

1. Khẩu đức

Người xưa thường dạy: “Thiện ý một câu ấm ba đông; lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Đời người họa hay phúc đều do cái miệng mà ra, vậy nên làm người thì việc trước nhất chính là tu dưỡng cái miệng của mình: luôn nói lời chân, không nói lời lộng ngữ thị phi, mỗi khi nói phải nghĩ trước nghĩ sau, nghĩ đến cảm thụ của người nghe. Khi nói chuyện thì nên chú ý thời cơ, địa điểm, lúc nào cần nói lúc nào không, đặt cơ điểm từ góc độ của người nghe mà nói.

2. Ban đức

Có câu: “Tay tặng hoa hồng ắt giữ thơm”, vỗ tay cho người khác thì mặt mình tự cũng vui tươi, khích lệ cho người, trí huệ bản thân tự ắt cũng tăng. Khổng Tử nói “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác; tiểu nhân phản thị”. (Đại ý: Người quân tử tạo thành cái hay cho người khác, không gây thành cái ác cho người ta; tiểu nhân thì không thế).

3. Diện đức (cái đức của diện mạo)

Người sống nhờ mặt, cây sống nhờ vỏ, cây không có vỏ cây chẳng thể sinh tồn, người không có thể diện người chẳng thể dung thân. Tu dưỡng tốt diện mạo của mình cũng là giúp người lưu lại cái uy danh.

4. Tín đức

Xưa nay, chữ tín luôn là cái vốn để làm người, làm người không có chữ tín hỏi có ai ưa? Vậy nên, tín chính là cái vốn tài sản lớn nhất của đời người, có thể lấy được lòng tin của thiên hạ chính là tài sản vô giá. Khổng Tử nói: “Vô tín nhi bất lập”, ý nói rằng người mà không giữ chữ tín thì không có chỗ sinh tồn, không có chỗ đứng trên thế gian này. Cũng có người nói, chữ tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này thực ra rất có đạo lý.

42 1 Tu Tam Chinh La Tu Phuc Linh Ngo 6 Dieu Nay Thi At Duoc Hanh Phuc Tron Day

5. Khiêm đức

Đây là nói cái đức của sự khiêm nhường, cổ nhân xưa nay vẫn luôn nhìn nhận rằng khiêm nhường chính là một loại mỹ đức thể hiện tinh thần hàm dưỡng tôn quý. Nhường người ba tấc mình cũng lợi hai phần, trong “Chu Dịch” viết rằng: “khiêm tốn là cái gốc của đạo đức, nhường nhịn đứng đầu mọi loại lễ nghi, phép tắc”.

Người khiêm nhường, tao nhã là người có đức hạnh cao, tấm lòng độ lượng bao dung, cũng là người một lòng cung kính đối với mọi việc, mọi người xung quanh. Sự cung kính đó không phải bắt nguồn từ lòng sợ hãi mà xuất phát từ sự tôn trọng.

Như vậy, người xưa nhìn nhận rằng, dù là đạo trời hay đạo làm người, cái gốc đều ở một chữ “Khiêm” này.

6. Trọng đức

Trong cuộc sống chúng ta đều hiểu là phải biết tôn trọng người khác, nhưng rất ít người có thể thật sự hiểu được ý nghĩa của điều này.

Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết tôn trọng người khác. Khi kết giao với người khác, nếu có thể hiểu và tôn trọng họ, vậy thì ta cũng sẽ được họ hiểu và tôn trọng lại mình gấp trăm lần.

 

 

 

 

Nguồn: Phụ nữ today




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC