Rất nhiều người muốn học theo phong cách ăn uống này để thể hiện sự lịch thiệp, sành điệu trong văn hóa bàn ăn.
Nếu bạn đang hiểu rằng người Pháp sẽ dùng bánh mỳ để khai vị cho bữa ăn, thì sự hiểu biết của bạn không chỉ chưa đủ mà còn… sai.
Nếu bạn đến Paris vào nhà hàng Tây, thói thường, hầu bàn đem ra đĩa bánh mì trước, bạn lỡ đói bụng cũng không nên lấy bánh mì ăn trước mà hãy chờ món chính dọn ra. Trên bàn ăn của người Pháp, bánh mỳ được sử dụng trong khoảng thời gian kết thúc khai vị. Họ sẽ chỉ nhâm nhi một chút bánh mỳ để “trung hòa” vị giác để chuẩn bị cho món chính. Bánh mì được bẻ ra từng miếng nhỏ trước khi đưa lên miệng (ăn tới đâu bẻ tới đó) không cắn, bứt ra bằng miệng (họ cũng không bẻ sẵn ba, bốn miếng nhỏ để đó) cũng không cắt nhỏ bằng dao, bánh mì là món ăn phụ trong buổi ăn chính.
Ngoài ra, liên quan tới bánh mì, một trong những điều cấm kỵ của người Pháp bạn cần nhớ khi đến đây chính là tuyệt đối không tùy tiện lật úp bánh mì trên bàn. Vì bánh mì vốn được xem là một loại thực phẩm quan trọng và thiêng liêng đối với người Pháp. Họ cho rằng hành động lật úp bánh mì sẽ mang đến những điều không may mắn. Đặc biệt là, họ cho rằng bạn không tôn trọng thực phẩm quý giá này.
Vừa đi vừa ăn là một hành vi rất thiếu lịch sự
Bạn biết đấy, Pháp là quốc gia với nhiều nguyên tắc trong ăn uống. Khái niệm vừa đi vừa ăn hoàn toàn không tồn tại ở quốc gia này. Nếu bạn nói với người bán hàng mua đồ ăn mang đi thì họ sẽ hiểu là bạn sẽ mua cầm đến quán cà phê hay mang về nhà, thậm chí là ngồi trong công viên ghế đá và thưởng thức. Viện bạn mang đồ ăn, thức ăn tới những nơi kinh doanh cũng sẽ bị coi là hành động thô lỗ.
Người Pháp thanh lịch cũng rất kỹ tính trong cách ăn. Đối với họ, trong lúc ăn tuyệt đối không phát ra tiếng. Trong bữa ăn thân mật, khi nhập tiệc, chủ nhà ngồi trước rồi mời nữ giới, bắt đầu từ những người lớn tuổi hay là người có chức vụ, rồi mới đến nam giới. Phụ nữa có gia đình ưu tiên hơn phụ nữ độc thân (trừ khi người này lớn tuổi), con dâu được ưu tiên hơn con gái ruột. Những đứa trẻ được phục vụ sau cùng.
Cầm dao luôn luôn bằng tay phải, và nĩa cầm tay trái. Lúc cầm dao, nĩa, muỗng, cầm giữa cán và không bao giờ cầm thẳng đứng đầu nhọn chĩa lên trời (cầm ngang). Không bao giờ lấy dao ghim thịt đưa trực tiếp lên miệng. Cầm ly, hoặc cầm đĩa, họ cũng tránh ngón tay út để vểnh lên trời. Tập tục ăn uống ẩm thực của người Pháp với dao, nĩa, muỗng, đĩa, ly cá nhân có từ giữa thế kỷ 16, vì trước đó, nhiều người ăn chung trong một tô lớn, không có muỗng, nĩa, chỉ có dao thôi, mỗi người lại ăn phải mang theo con dao của mình, và trước khi ăn tráng miệng phải rửa tay. Trong trường hợp thức ăn khó ghim, nĩa có thể được chuyển qua tay phải.
Trong bữa ăn thân mật giữa bạn bè hoặc gia đình, khăn ăn là thứ không thế thiếu trong bàn ăn của người Pháp. Vị trí đặt khăn ăn của người Pháp trong mỗi tình huống cũng theo một quy tắc nhất định. Khăn ăn được đặt với góc xếp hướng về phía người ngồi, sau đó mới được mở dần ra. Nếu có việc phải rời đi giữa bữa ăn, người Pháp sẽ đặt khăn ăn xuống ghế ngồi. Đến khi bữa ăn kết thúc khăn sẽ được đặt bên phải đĩa.
Ngoài ra, điều cấm kỵ trong văn hóa ăn uống của người Pháp khi dùng khăn ăn là để mở khăn ăn hay dùng chúng để lau mặt. Đối với họ khăn ăn chỉ đẻ thấm miệng trong những bữa ăn. Đối với người Pháp việc sử dụng khăn trong bữa ăn cũng có những chuẩn mực nhất định.
Nguồn: giadinh.net.vn