Cù lét trẻ, dùng đèn ngủ trong phòng của trẻ, bắt ép trẻ phải nhường đồ chơi và biết chia sẻ với mọi người là một số tình huống bố mẹ đang hại con mà không hề hay biết.

42 1 10 Tinh Huong Bo Me Dang Hai Con Ma Khong Hay Biet

Cù lét trẻ

Người lớn nghĩ rằng cù lét sẽ giúp trẻ cười và vui vẻ, phấn khích nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học California từ lâu đã chỉ ra rằng, cù lét không mang đến cảm giác hạnh phúc, thích thú như những trò đùa khác. Cù lét thực chất chỉ gây ảo giác về một tiếng cười vui vẻ. Trẻ bị cù lét sẽ cười một cách không thể kiểm soát được. Dù rõ ràng hầu hết chúng ta đều bật cười nắc nẻ khi bị cù lét nhưng vấn đề là trẻ vẫn phải cười dù không thích trò đùa này.

Cho trẻ ngủ cùng đồ chơi, thú bông

42 2 10 Tinh Huong Bo Me Dang Hai Con Ma Khong Hay Biet
Cho trẻ ngủ cùng đồ chơi hay thú bông có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Không phải bố mẹ nào cũng hiểu để có một giấc ngủ ngon, trẻ chỉ cần một tấm đệm êm, một chiếc ga trải giường và một chiếc chăn nhỏ nếu trời lạnh. Cũng có thể cho trẻ dùng gối nhưng phải đảm bảo gối phẳng, không quá cao. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, trẻ không cần dùng gối mà vẫn có thể ngủ ngon

Ngoài ra, trẻ không cần bất kỳ đồ trang trí đặc biệt nào trong giường ngủ/ nôi cũi vì đồ chơi mềm, thú bông hay bất kỳ loại nào cũng có thể gây hại cho bé. Những đồ vật đó có thể gây nguy hiểm nếu em bé vô tình úp mặt vào.

Dùng đèn ngủ

42 3 10 Tinh Huong Bo Me Dang Hai Con Ma Khong Hay Biet
Dùng đèn ngủ hại nhiều hơn lợi.

Không nên dùng đèn ngủ cho trẻ. Hormone tăng trưởng được sản xuất trong khi cơ thể ngủ, và được sản xuất tốt nhất nếu bạn ngủ trong bóng tối hoàn toàn. Nhiều bố mẹ cho rằng dùng đèn ngủ sẽ dễ quan sát bé hơn, con đỡ sợ hãi hoặc để tiện thay bỉm tã hoặc cho bé uống sữa nửa đêm. Nhưng thực sự điều này không tốt, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của bé.

Rung lắc trẻ

Rung lắc hay đu đưa nhẹ nhàng đều không tốt cho trẻ. Người lớn nghĩ rằng đó là cách thể hiện tình yêu với trẻ, hoặc sẽ làm trẻ an tâm và thích thú hơn. Nhưng việc này khiến trẻ “hư” đi, có thể trẻ sẽ đòi phải rung lắc mới đi ngủ. Ngoài ra, não bộ trẻ còn đang ở giai đoạn phát triển, việc rung lắc mạnh cũng không nên.

Không cho trẻ soi gương

42 4 10 Tinh Huong Bo Me Dang Hai Con Ma Khong Hay Biet
Thực chất, trẻ học được rất nhiều điều qua trò chơi soi gương.

Quan niệm dân gian cho rằng trẻ soi gương sớm sẽ chậm nói, thậm chí bị câm. Đây là quan niệm không có cơ sở khoa học và sai hoàn toàn. Các chuyên gia giáo dục đều khuyên rằng bố mẹ nên cho con chơi cùng gương vì sẽ giúp phát triển khả năng tự nhận thức.

Ở độ tuổi khác nhau, trẻ em có những phản ứng khác nhau với sự phản chiếu của chúng trong gương, nhưng đó luôn là một trải nghiệm hấp dẫn và mang đến nhiều lợi ích với chúng.

Dạy trẻ ngồi bô quá sớm

42 5 10 Tinh Huong Bo Me Dang Hai Con Ma Khong Hay Biet
Không nên cho trẻ ngồi bô quá sớm.

Dạy trẻ ngồi bô luôn là chủ đề gây tranh cãi. Nhưng bố mẹ lưu ý rằng, không nên tuân theo các khuyến nghị từ những người không phải là chuyên gia trong nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Nhiều người cho rằng nên cho trẻ sử dụng bô khi chúng được một hoặc một tuổi rưỡi. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ vẫn chưa biết cách phản ứng đúng với các tín hiệu của cơ thể.

Bác sĩ tiết niệu trẻ em Stephen Hodges cho biết, sớm hay muộn, đứa trẻ sẽ học cách kiểm soát cơn buồn đi vệ sinh của chúng. Và khi đó sẽ là thời điểm phù hợp cho trẻ dùng bô. Bàng quang cần khoảng 3 hoặc 4 năm để phát triển bình thường. Việc tiểu tiện, đại tiện trong bỉm thực sự giúp phát triển bàng quang.

Để trẻ đi chân trần trên sàn nhà phẳng và mịn

42 6 10 Tinh Huong Bo Me Dang Hai Con Ma Khong Hay Biet
Nếu trẻ được trải nghiệm đi chân trần trên cát, cỏ, sẽ tốt hơn cho trẻ.

Thông thường khoảng 1 tuổi, trẻ sẽ biết đi. Khi này, nhiều bố mẹ vội vàng đến các cửa hàng để mua một số giày dép cho trẻ đi trong nhà, một số khác để trẻ đi chân trần nhưng trên sàn nhà mịn và phẳng.

Cách này không sai, nhưng hạn chế cơ hội được phát triển xúc giác củ trẻ. Sẽ tuyệt hơn nếu trẻ được trải nghiệm đi chân trần trên cát hay cỏ.

Cố gắng dỗ dành trẻ ăn hết khẩu phần

Nhiều ông bà, bố mẹ trở nên lo lắng, buồn bã, sốt sắng khi trẻ không ăn hết khẩu phần. Họ bắt đầu cố gắng thuyết phục trẻ ăn hết, nói nhẹ nhàng, “mua chuộc” hoặc đe dọa. Trẻ có thể sẽ ăn hết theo ý bố mẹ, nhưng người hạnh phúc lại không phải là trẻ.

Hành động này của bố mẹ góp phần hình thành thói quen xấu trong ăn uống ở trẻ. Tốt hơn hết hãy để trẻ tự quyết định khẩu phần ăn vì chỉ có trẻ mới hiểu cơ thể trẻ nhất.

Ép trẻ phải chia sẻ

42 7 10 Tinh Huong Bo Me Dang Hai Con Ma Khong Hay Biet
Đừng ep trẻ phải biết cách nhường nhịn.

Khi lên 2 tuổi, trẻ bắt đầu hình thành khái niệm sở hữu. Đây là lý do tại sao trẻ thường phản ứng dữ dội khi bất cứ ai muốn lấy đồ vật từ tay trẻ. Rất ít phụ huynh hiểu được tâm lý tự nhiên này. Bố mẹ thường mong muốn và đòi hỏi con phải biết chia sẻ, không được tham lam, ích kỷ. Nếu muốn dạy trẻ biết chia sẻ, hãy kiên nhân và làm gương. Nếu ra lệnh và bắt ép trẻ phải chia sẻ, trẻ sẽ phản kháng gay gắt.

Cho trẻ mặc ấm khi tay và chân trẻ lạnh

42 8 10 Tinh Huong Bo Me Dang Hai Con Ma Khong Hay Biet
Lưu ý không nên ủ ấm trẻ quá mức.

Nếu bàn chân, lòng bàn tay hoặc mũi của trẻ không ấm lắm, điều đó không có nghĩa là trẻ bị lạnh. Vì với trẻ nhỏ, các bộ phận này luôn mát hơn các phần còn lại. Ngoài ra, ủ ấm trẻ quá nóng gây nguy hiểm cho trẻ hơn là bị cảm lạnh. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị nóng là cổ nhiều mồ hôi và màu da quá hồng hoặc đỏ. Khi đó, bố mẹ hãy cởi bớt quần áo cho bé.

 

Nguồn: Báo Thời đại




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC