Khi tắm rửa, vệ sinh cho trẻ và ngay cả khi chơi đùa với bé, mẹ cũng không nên chạm vào những bộ phận này nhé!

Trẻ ra đời đương nhiên là một sự kiện vui vẻ đối với một gia đình. Tuy nhiên, sau khi trải qua cảm giác phấn khích và thích thú ban đầu, nhiều bậc cha mẹ mới làm quen đã rơi vào tình trạng hoang mang khi thấy con trẻ còn quá nhỏ, yếu ớt, không biết phải chăm sóc làm sao để bảo vệ bé.

Thực tế, em bé sơ sinh không mong manh như mọi người nghĩ. Nhìn cách các y tá tắm cho bé, bạn sẽ thấy mọi việc rất bình thường. Tuy nhiên, trên cơ thể bé có 2 bộ phận cần được chăm sóc cẩn thận, vì những bộ phận này tương đối mỏng manh, chăm sóc không đúng cách rất dễ khiến bé bị thương:

1. Thóp

Thóp hay còn gọi là “cửa đình đầu”, nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước chính là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau chính là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp của trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau. Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín.

1 2 Bo Phan Cua Tre Nho Rat Mong Manh Me Dung Tuy Tien Cham Vao

Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỷ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỷ lệ này sẽ là 38,8% và đến 24 tháng là 96% trẻ đã đóng thóp.

Sau khi trẻ chào đời, hộp sọ của trẻ vẫn chưa đóng hoàn toàn. Ở giữa đỉnh đầu và hơi hướng về phía trước, có một vùng hình thoi, khi chạm vào sẽ mềm và di chuyển theo nhịp thở của trẻ. 

Do không có hộp sọ che phủ nên thóp rất mỏng manh. Vì vậy tốt nhất không nên cắt tóc trẻ nhỏ quá sớm, đặc biệt không được dùng dao sắc cạo sát vào da đầu. Ngoài ra, trên da đầu của trẻ sơ sinh sẽ có một lớp mũ nôi dày, tuyệt đối không được dùng tay gỡ ra sẽ dễ làm tổn thương da đầu của trẻ.

Một số cha, mẹ biết thóp của trẻ rất mỏng manh nên không dám sờ, không rửa, không sờ là đúng nhưng không rửa là sai.

Quá trình trao đổi chất của bé diễn ra rất nhanh, nếu để lâu thóp không được rửa sạch, chất bẩn sẽ tích tụ thành vảy, không đảm bảo vệ sinh mà còn dễ bị nhiễm trùng. Cách vệ sinh đúng là thoa dầu oliu, dầu trà đã nấu và các loại dầu khác lên da đầu và thóp của trẻ trước khi gội, đợi khoảng 1 giờ rồi gội sạch phần vảy đầu đã làm mềm bằng nước.

2. Rốn

Dây rốn của trẻ rụng tự nhiên, khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, trước khi rốn rụng, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ gây nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, hãy ghi nhớ ba điều:

1. Không để quần áo, tã lót… cọ xát vào cuống rốn. Vì vậy, mẹ hãy mặc quần áo rộng rãi cho trẻ, lưu ý không quấn dây rốn cho trẻ khi mặc tã.

2. Giữ rốn khô ráo, cố gắng không nhúng rốn vào nước khi tắm và không quấn quá sát khi mặc tã để tránh nước tiểu ngấm vào cuống rốn.

3. Sau khi tắm cho trẻ, dùng tăm bông thấm khô nước gần cuống rốn, sau đó khử trùng bằng cồn hoặc iodophor.

Khoảng 30% trẻ sơ sinh đã từng bị viêm cuống rốn nên các bậc cha mẹ hãy chăm sóc con cẩn thận, nếu trẻ có các biểu hiện như viêm nhiễm, chảy mủ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Theo Emdep.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC