Cách làm của bố mẹ khiến nhiều người bàn luận sôi nổi và đa số là phản đối.

Trong cách giáo dục con, nhiều cha mẹ coi việc thưởng phạt phân minh là một cách để răn dạy con và áp dụng triệt để. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm thưởng phạt mà quên đi lòng tự tôn của con, rồi nhất nhất phạt theo đúng quy tắc thì lại thành phản giáo dục.

42 1 2 Dua Tre Cung Den Quan Ga Ran Nhung Khi Nhin Sang Be Trai Ai Nay Lap Tuc Che Trach Cach Day Con Cua Bo Me

Mới đây, một hình ảnh lan truyền trên mạng gây tranh cãi dữ dội về cách dạy con của một cặp vợ chồng trẻ.

Hình ảnh cho thấy, mặc dù cả gia đình 4 người đưa nhau đi ăn gà rán nhưng chỉ có ba người là bố mẹ và em gái ngồi ăn. Còn bé trai thì đứng bên ngoài cửa nhà hàng, nhìn vào trong qua cửa kính với vẻ thèm thuồng.

Cặp vợ chồng này cho biết, vì con gái được điểm tuyệt đối 100 điểm nên được thưởng ăn gà rán. Còn con trai có điểm thi không tốt, chỉ đạt 76 điểm nên bị phạt đứng ngoài.

Nhìn bé gái ngồi ăn gà rán ngon lành trong khi bé trai đứng ngoài cửa kính, thỉnh thoảng lại nhìn vào với ánh mắt thèm thuồng, cư dân mạng người phản đối cách dạy con. Mọi người cho rằng cách làm này chỉ khiến đứa trẻ bị phạt thấy tổn thương lòng tự trọng chứ không mang tính giáo dục.

Dù vậy cũng có một số người ủng hộ vì đây là một cách hay để cho các bé biết hậu quả của việc lười học và đạt kết quả kém trong kỳ thi. 

Chỉ trích, phạt con cái nơi công cộng có phải là biện pháp hay? Hoàn toàn không phải vì:

Gây tổn thương lòng tự trọng của trẻ

Ngày nay, việc cha mẹ đánh, mắng, phạt con ở nơi công cộng không còn được ủng hộ nữa bởi hành động này sẽ ảnh hưởng không tốt tới lòng tự trọng của trẻ và dễ sinh ra cảm xúc tiêu cực.

Vì vậy, cha mẹ không nên phạt con ở chốn đông người. Hãy coi trẻ như một người bạn để cư xử với con một cách hài hòa, tôn trọng để con có quyền nói, có chính kiến trong mọi trường hợp.

Dễ khơi dậy tâm lý nổi loạn của trẻ

Khi bị cha mẹ bêu riếu, đánh, mắng nơi công cộng, trẻ sẽ thấy ngượng khi nhiều người nhìn vào, đánh giá và dễ sinh ra tâm lý nổi loạn, phản kháng.

Khi bị dồn vào thế bị mọi người quay lưng, trẻ sẽ sinh ra bực bội, phát sinh cảm xúc tiêu cực và khó kiềm chế cảm xúc.

Chúng ta đều biết phạt trẻ sẽ khiến con cái hình thành mối quan hệ đối nghịch với cha mẹ, nhưng tại sao cha mẹ vẫn phải áp dụng các hình phạt?

Phạt con xuất phát từ nỗi sợ hãi bên trong của cha mẹ: nếu không phạt cho con nhớ, con sẽ tái phạm và dần dần hình thành thói quen xấu. Ví dụ, với trường hợp nói trên, cha mẹ của bé trai cho rằng, nếu không phạt, lần sau con lại tiếp tục bị điểm kém.

Nhưng thực tế, phạt con có khiến cho thành tích của trẻ cải thiện không và làm cách nào để hài hòa giữa thưởng – phạt?

42 2 2 Dua Tre Cung Den Quan Ga Ran Nhung Khi Nhin Sang Be Trai Ai Nay Lap Tuc Che Trach Cach Day Con Cua Bo Me

Bé gái say sưa ăn gà rán còn bé trai bị bố mẹ phạt đứng nhìn em ăn qua cửa kính.

Không phiến diện và bao biện cho lỗi lầm của trẻ

Khi gia đình có từ hai con trở lên, cha mẹ phải công bằng, không để tình trạng đứa này phạt nhẹ, đứa kia phạt nặng nếu cùng mắc một lỗi. Khi trẻ mắc lỗi, hãy xử phạt nghiêm theo đúng quy định mà bố mẹ đã đưa ra từ trước, nhưng không nên mang con ra chỗ đông người để phạt.

Trước khi ra hình phạt với con, cha mẹ cần công tâm, tìm hiểu rõ lỗi của con để con phải tâm phục, khẩu phục và chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình.

Đừng chỉ chăm chăm tìm lỗi, bắt phạt con mà khi con làm tốt việc gì đó, cha mẹ đừng tiếc lời khen hay động viên. Hãy để con thấy cha mẹ luôn quan tâm tới chúng, muốn chúng tốt lên.

Cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề

Có thể bố mẹ trong câu chuyện nói trên đã mặc định trong đầu rằng con mình lười học nên mới bị điểm kém. Tuy nhiên, việc con học kém một môn nào đó không chỉ có lý do lười học mà còn có thể do con không hiểu bài nhưng lại giấu dốt.

Trong trường hợp này, cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân điểm kém của con, cùng con tháo gỡ, đưa ra giải pháp giúp con tiến bộ.

Chừng nào đã áp dụng mọi cách để giúp con học, nhưng con không chịu học, lười làm bài, chừng đó hãy áp dụng hình phạt với trẻ. Khi cùng con giải quyết vấn đề, khúc mắc, cha mẹ sẽ tạo được sự tin tưởng với con và con sẽ không tìm cách đối phó, giấu bố mẹ điều gì.

Tìm hiểu xem có phù hợp với con không?

Cha mẹ thường có xu hướng bắt con làm theo ý mình từ việc chơi như thế nào, học ra làm sao. Nhưng người lớn lại quên xem xét xem điều đó có phù hợp với con không.

Ví dụ, cha mẹ yêu cầu một em bé độ tuổi từ 1-2 ngồi yên từ 15-20 phút để nghe kể chuyện là điều không thể. Vì ở tuổi này các bé rất hiếu động và chưa biết tập trung.

Với những trẻ ở tuổi đi học, cha mẹ phải biết rõ khả năng của con mình nổi trội ở môn học nào, môn nào học kém, môn nào học bình thường để không quá áp lực với trẻ và bắt con bằng mọi cách phải đạt điểm cao.

Theo Pháp luật và bạn đọc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC