Bảo vệ môi trường đang là xu thế hàng đầu, vì vậy nhiều người dành lời khuyên cho việc tái chế các sản phẩm đã sử dụng như hộp carton, chai nhựa,... Còn gì tuyệt vời hơn khi mẹ vừa có thể giữ xanh cho môi trường, vừa mày mò tự tay làm đồ chơi các thiên thần nhỏ bằng các thùng giấy tái chế, giúp trẻ đỡ chán khi ở nhà mùa dịch.
Dưới đây là 5 món đồ chơi được biến hóa từ thùng carton tưởng chừng như “vô nghĩa” thành những hoạt động vô cùng mới mẻ và thú vị để con và mẹ có dịp gần gũi nhau hơn.
Chuẩn bị vật liệu chung
- Thùng carton: Mẹ có thể tìm thùng carton tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, hàng trái cây, tòa nhà văn phòng thương mại, hay ngay chính trong ngôi nhà của bạn (ví dụ: thùng tivi, thùng nước ngọt,...).
Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý đến kích cỡ độ dày của thùng carton xem có phù hợp với mục đích sử dụng không nhé!
- Súng bắn keo hoặc keo sữa
- Băng vải
- Dao rọc giấy
- Thước, bút chì
- Màu nước và sơn tạo màu
Trò chơi 1: Bàn đá bóng mini
Hầu như các trẻ đều mê tít với các trò đá bóng mini tại khu trò chơi giải trí trong trung tâm thương mại, tuy nhiên với thùng carton đơn giản mẹ có thể tự tay làm bán đá bóng mini cho con chơi tại nhà.
Lưu ý: Với trò chơi này, mẹ nên chọn bìa carton có độ dày khoảng 3 lớp.
Cách làm mặt bàn
Bước 1: Cắt miếng bìa cứng thành hình chữ nhật 24 * 40cm.
Bước 2: Tại 2 cạnh chiều rộng 24cm, khoét một lỗ tròn tại trung điểm, có bán kính 1,75cm.
Bước 3: Cắt thêm 4 tấm bìa cứng xung quanh và 2 hình tròn có bán kính lớn hơn 1,75cm.
Bước 4: Sau đó, dán hình tròn đã cắt từ bước 3 xuống đáy lỗ tròn (cắt từ bước 2).
Mẹ tiến hành cắt thùng carton
Cách làm khung bàn
Bước 5: Lấy hai miếng bìa cứng và cắt hình bán nguyệt có bán kính 5-7,5cm làm khung đỡ.
Bước 6: Cố định hai khung đỡ trên 1 tấm bìa khác.
Bước7: Cuối cùng bạn dán keo cố định bàn game và khung đỡ.
Tiến hành cắt thêm và cố định các phần carton đã cắt lại với nhau.
Cách làm cầu thủ và banh đá
Bước 8: Tìm 2 nắp chai, dán hình vào chúng và dán nam châm nhỏ ở đáy làm trái banh.
Mẹ có thể sử dụng nắp chai để tạo hình cầu thủ đá bóng.
Bước 9: Tìm thêm hai vật bằng nhựa có thể cầm được trên tay và dán nam châm (hoặc dùng nam châm trực tiếp) để tạo hình cầu thủ bóng đá.
Thành phẩm bàn bóng đá mini cho con.
Trò chơi 2: Nhà bếp đồ chơi
Nhà bếp đồ chơi rất dễ tạo hình lại còn giúp mẹ tiết kiệm chi phí mua đồ chơi cho con. Hãy cũng theo dõi các bước tiến hành dưới đây.
Cách tiến hành làm nhà bếp đồ chơi
Bước 1: Chuẩn bị ba hộp tã lớn.
Mẹ chuẩn bị các thùng carton lớn sau đó cắt thành lò nướng, cửa tủ lạnh và lò hơi.
Bước 2: Sử dụng dao rọc giấy cắt thành lò nướng, cửa tủ lạnh và lò hơi.
Bước 3: Dùng băng vải dán các khe hở để đảm bảo độ chắc chắn.
Bước 4: Làm một chiếc tủ 3 tầng khác.
Sau đó mẹ chia thùng carton thành 3 phần khác nhau.
Bước 5: Cố định từng hộp bằng súng bắn keo.
Bước 6: Dùng sơn không độc hoặc giấy mỹ thuật để tạo màu cho bếp, vậy là căn bếp siêu mini tiết kiệm đã hoàn thành.
Thành phẩm nhà bếp đồ chơi cho con.
Trò chơi 3: Table Hockey Game
Gần đây, trò chơi Table Hockey trở nên “nóng hổi” hơn bao giờ hết. Chần chừ gì mà không “handmade” trò chơi này để cùng chơi với các con nào!
Bước 1: Cắt một miếng bìa cứng 40 * 24cm.
Bước 2: Cắt 4 miếng bìa cứng có chiều cao 3cm để làm hàng rào xung quanh sân.
Bước 3: Cắt một miếng bìa thành hình chữ nhật 24 * 03cm. Tại điểm giữa miếng bìa này, cắt 1 đoạn làm đôi như hình.
Bước 4: Ghép thanh chữ nhật mới cắt ở bước 3 vào bàn đấu.
Mẹ tiến hành cắt các bìa cứng.
Bước 4: Cắt 16 hình tròn có bán kính 1,75cm.
Bước 5: Ghép 2 mảnh tròn tạo thành một quả bóng khúc côn cầu, tổng cộng có 8 quả.
Bước 6: Dùng một mảnh giấy quấn quanh bọc chúng lại
Làm các bước tiếp theo như hướng dẫn.
Bước 7: Dùng dây chun để làm dây điều khiển.
Bước 8: Trên 2 thanh ngang theo chiều dọc, khoét lỗ để luồn dây chun qua.
Bước 9: Tô màu và hoàn thiện.
Mẹ tiến hành tô màu và dán các bộ phận lại với nhau.
Thành phẩm Table Hockey Game.
Trò chơi số 4: Những viên bi lăn tròn
Nếu những trò chơi trên cần vận dụng trí não, thì ở trò chơi số 4 này là một hoạt động rèn luyện sự khéo léo và khả năng tập trung của trẻ.
Bước 1: Lấy 4 - 5 miếng bìa cứng hình chữ nhật chồng lên nhau và dán kín.
Bước 2: Trang trí trên bìa cứng theo ý muốn.
Mẹ tiến hành dán các hình chữ nhật chồng lên nhau.
Bước 3: Dùng tăm để làm thanh chắn bóng.
Sau đó dùng tăm làm thanh chắn.
Bước 4: Vận dụng sự khéo léo, cắt một tay lái hình trò (như hình dưới đây)
Mẹ tiếp tục cắt một hình tròn.
Bước 5: Dùng cốc giấy, que tre, bìa cứng để làm rổ đựng bóng.
Tiếp theo là dùng cốc giấy, que tre, bìa cứng để làm rổ đựng bóng.
Bước 6: Cuối cùng, bạn cố định vô lăng, rổ và bàn bi lắc. Vậy là hoàn thành rồi!
Thành phẩm trò chơi những viên bi lăn tròn cho bé.
Trên đây là những trò chơi đơn giản, dễ làm, với các vật dụng dễ tìm thấy trong nhà, mẹ có thể làm ngay để con thư giãn trong kỳ nghỉ Tết này.
Hạ Mây
Dịch từ: Sohu