Hiện nay nhiều gia đình đã ghi nhận tình trạng trẻ nhỏ “nghiện sử dụng điện thoại thông minh”. Đây là vấn đề cực kì nguy hiểm, nó không chỉ gây ra các tổn hại về thể chất mà còn ảnh hưởng lớn đến tấm lý, nhân cách của trẻ về sau này.

Với sự phát triển của xã hội, các sản phẩm điện tử là những đồ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Trong số đó, điện thoại di động đã trở thành nhu cầu thiết yếu, gần như khó tách rời công cụ liên lạc tiện lợi và nhanh chóng này. Do đó, ngày càng nhiều người trở nên phụ thuộc vào chiếc điện thoại di động và người dùng có xu hướng trẻ hóa hơn.

Không chỉ người lớn mà trẻ em nghiện điện thoại di động cũng đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Tình trạng trẻ nghiện điện thoại ngày càng nghiêm trọng một phần là do người lớn đang tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên giáo dục trên nền tảng trực tuyến, đồng thời sử dụng nền tảng xã hội trên điện thoại di động để giao tiếp với đứa trẻ, vì vậy trẻ thường tiếp xúc với điện thoại di động từ rất sớm.

1 Dua Tre Choi Dien Thoai Hang Ngay Va Nhung Dua Tre Khong Choi Su Khac Biet Ro Ret Khi Lon Len Ma Cha Me Can Phai Nam Ro

(Ảnh minh họa)

Theo số liệu liên quan tại Trung Quốc, 64,2% học sinh tiểu học sử dụng điện thoại di động, tức là cứ 100 học sinh tiểu học thì có gần 65 em, con số này tương đối lớn. Đa phần trẻ khả năng tự chủ kém, không biết kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại di động nên trẻ sẽ nhanh chóng bị "nghiện".

Ngoài ra, chứng nghiện điện thoại di động trầm trọng của trẻ em cũng liên quan nhiều đến cha mẹ. Điện thoại di động không chỉ xâm chiếm thế giới của trẻ thơ mà còn khiến nhiều người lớn cũng sa vào đó. Người lớn thường bận rộn với công việc và không có nhiều thời gian để giám sát con cái, thậm chí nếu có thời gian rảnh, cha mẹ cũng không thể bỏ điện thoại xuống. Vì cha mẹ không thể làm gương cho con nên việc trẻ nhỏ nghiện điện thoại cũng là điều không thể tránh khỏi. 

1.  Dễ gặp vấn đề về mắt 

Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ cận thị của trẻ em cao tới 70%, và các sản phẩm điện tử như điện thoại di động là “thủ phạm” lớn nhất. Mắt của trẻ em vẫn đang trong giai đoạn phát triển, việc sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài sẽ khiến trẻ mỏi mắt, khô mắt… Vì vậy, trẻ em chơi điện thoại hàng ngày sẽ có thị lực kém hơn khi lớn lên so với trẻ không sử dụng điện thoại di động.

Ngoài ra, những trẻ nghiện điện thoại có nguy cơ cao mắc các bệnh về rối loạn chức năng tim, thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống, co giật, liệt cơ mặt….

2. Khoảng cách về nhân cách

Nếu trẻ dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động, thời gian để trẻ giao tiếp hiệu quả với người khác sẽ ngắn hơn. Ngược lại, những đứa trẻ không nghịch điện thoại sẽ dành nhiều thời gian cho mọi người và giao tiếp tốt hơn. Do đó, những đứa trẻ chơi với điện thoại di động hàng ngày có thể hướng nội nhiều hơn khi chúng lớn lên và chúng sẽ trở nên lo lắng khi rời khỏi điện thoại. Những đứa trẻ không chơi điện thoại di động thường hoạt bát hơn và sẵn sàng tương tác với người khác một cách chủ động.

 

3.  Khoảng cách về trí tuệ

Theo dữ liệu liên quan, sự hấp thụ sóng điện từ điện thoại di động của não trẻ em lớn hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy, nếu trẻ nghịch điện thoại hàng ngày, vỏ não sẽ bị ảnh hưởng. Và các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc trẻ em dựa vào điện thoại di động để thu thập thông tin sẽ dẫn đến việc não bộ thiếu vận động trong thời gian dài và giảm trí nhớ. Vì vậy, những đứa trẻ chơi với điện thoại di động hàng ngày và những đứa không chơi với điện thoại di động sẽ có sự khác biệt đáng kể về trí thông minh khi chúng lớn lên.

Trẻ nghiện điện thoại di động bố mẹ nên làm gì để giúp con?

1.  Đồng hành cùng con nhiều hơn

Để tránh cho trẻ trở thành “nô lệ của smartphone”, tốt hơn hết cha mẹ nên đồng hành cùng con để đạt được kết quả tốt hơn là cứng rắn tịch thu điện thoại di động. Cha mẹ có thể cùng con trò chuyện, đọc sách hoặc đi chơi ngoài trời, điều này có thể nâng cao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. 

 

Ngoài ra, cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc để các con noi theo và học tập mỗi ngày.

2. Kiểm soát thời gian

Điện thoại thông minh sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhưng đồng thời cũng có một số lợi ích, nó có thể cho phép trẻ tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ, thú vị và mở rộng tầm nhìn. Tuy nhiên, do khả năng tự chủ của trẻ chưa mạnh nên cha mẹ phải học cách giúp con kiểm soát thời gian. Cha mẹ cũng cần gần gũi và lên kế hoạch xây dựng, cách thức kiểm soát mức độ sử dụng các thiết bị điện tử và cùng trẻ thống nhất thực hiện thông qua những cam kết:

Bạn có thể cho phép con được sử dụng điện thoại hoặc máy tính bang mỗi ngày vào một khung giờ nhất định.

Ví dụ như: Trước bữa ăn tối và trong khoảng thời gian nhất định (tối đa 15 phút). Trong khoảng thời gian đó, con có thể tự lựa chọn xem một số chương trình mà con yêu thích, tự lấy máy tính bảng ra để sử dụng, thậm chí tự bấm giờ và khi đồng hồ đếm ngược kêu, con sẽ tự tắt đồng hồ và cất máy tính bảng đi. 

3. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài

Đừng để chiếc điện thoại trở thành người bạn duy nhất hay là một “bảo mẫu” công nghệ số của trẻ. Hãy hướng trẻ ra ngoài và tham gia nhiều hoạt động bổ ích hơn. Đối với bé thế giới bên ngoài là vô cùng mới mẻ, sống động và hấp dẫn. Vì thế bố mẹ cho bé ra ngoài vui chơi chơi sẽ kích thích được sự tò mò, khám phá của bé. Bên cạnh đó còn giúp bé rèn luyện được khả năng quan sát xung quanh. Những hoạt động ngoài trời sẽ giúp bé học hỏi được nhiều hơn, nâng cao kỹ năng sống. Không chỉ những vậy bé còn có cơ hội tiếp nhận thêm nhiều thông tin mới và hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề.

“Mọi thứ đều có hai mặt và điện thoại di động cũng không ngoại lệ. Vì vậy, trong quá trình lớn lên của trẻ, cha mẹ nên xử lý đúng tình huống trẻ say mê điện thoại để có phát huy tác dụng tích cực của điện thoại đối với trẻ mà vẫn tránh được những ảnh hưởng xấu của nó đến trẻ. ” 

Theo Mộc - VietNamNet




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC