Có một vấn đề khiến các bậc phụ huynh vô cùng thắc mắc khi nuôi dạy trẻ đó chính là việc những đứa trẻ khi còn nhỏ có biểu hiện rất thông minh, lanh lợi, tiếp thu nhanh, "học một biết mười". Tuy nhiên, trong quá trình chúng lớn lên thì các biểu hiện dường như chậm lại, chúng ngày càng khó tiếp thu, chậm chạp, không sáng tạo.
Có thể nói nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ ngày càng chậm chạp là do cha mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ đã vô tình hình thành lên những thói quen xấu gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng: Những thói quen xấu hình thành trong quá trình phát triển của những đứa trẻ thông minh nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến cho những tài năng bẩm sinh của trẻ không được phát huy một cách tốt nhất.
Một chuyên gia về nuôi dạy con cái tại Đại học Stanford đã nhắc lại kết luận này trong một bài phát biểu. Đối tượng nghiên cứu là mức độ phát triển khác nhau của chỉ số IQ của trẻ ở các độ tuổi khác nhau, trong nhiều môi trường sống khác nhau.
Sau khi tổng hợp dữ liệu, thống kê, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ số IQ bẩm sinh giữa những đứa trẻ sơ sinh không khác nhau lắm. Chỉ là trong quá trình phát triển, chịu ảnh hưởng của môi trường và gia đình, những đứa trẻ mới bắt đầu có sự khác nhau về chỉ số phát triển trí tuệ.
Các chuyên gia Harvard đã đưa ra kết luận về 5 thói quen xấu khiến cho những đứa trẻ càng lớn càng chậm phát triển.
1. Thức khuya
Trong thời đại hiện nay, thức khuya trở thành một căn bệnh quái ác nhiều người mắc phải dù ở độ tuổi nào. Thức khuya gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe, nó khiến cho tinh thần chúng ta luôn trong trạng thái mệt mỏi, không còn sức sống để học tập và làm việc.
Trẻ em hiện nay có xu hướng thức khuya ngày càng nhiều. Theo một cuộc khảo sát năm 2020, có khoảng 87% gia đình có con cái thường xuyên thức khuya.
Nguyên nhân khiến trẻ thức khuya, ngoài việc làm bài tập quá nhiều, thì đều là lén lút chơi điện thoại, máy tính, chơi game vào ban đêm.
Thường xuyên thức khuya rất có hại cho cơ thể, thường xuyên khiến trẻ thiếu ngủ, thiếu năng lượng vào buổi sáng, tích tụ nhiều sẽ dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, dễ ốm vặt. Mất giấc ngủ ngon sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, trẻ có thông minh, khỏe mạnh đến đâu cũng không thể chịu được việc thức khuya trong thời gian dài.
2. Bữa sáng qua loa
Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng đã và đang nhấn mạnh vai trò của bữa sáng đối với sức khỏe con người, nhưng đối với những gia đình bận rộn và một số gia đình nông thôn, việc bố trí bữa sáng cho trẻ vẫn còn khá qua loa. Có nhiều cha mẹ chăm chỉ dậy sớm là những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con. Số khác vì bận rộn công việc nên họ đã đưa cho con một ít tiền để ăn sáng trên đường đi học.
Việc cha mẹ cho con tiền ăn sáng vì nhiều lý do bất đắc dĩ nhưng họ không thể ngờ rằng nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Nhiều bậc phụ huynh chọn cách này để tiết kiệm thời gian nhưng lại không nghĩ đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm trong bữa sáng ở các quán ăn ven đường.
Một ngày học tập của trẻ rất căng thẳng nhưng lại không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiếp thu kiến thức cùng sức khỏe của trẻ.
3. Không có môi trường yên tĩnh học tập ở nhà
Nhà là nơi học tập quan trọng thứ hai sau những giờ học tập trên trường lớp. Để tạo cho con một môi trường học lý tưởng ở nhà cho con là điều mà khá nhiều các bậc phụ huynh trăn trở. Bởi lẽ, không phải bất kỳ gia đình nào cũng có điều kiện tạo cho con một không gian riêng để học tập, vui chơi.
Tuy nhiên, việc cố gắng để con tránh xa những ồn ào , lộn xộn, thói hư tật xấu, tạo một thời gian biểu hợp lý trong sinh hoạt cũng là một cách để cải thiện môi trường học tập cho con. Đồng thời, duy trì sự hòa thuận giữa vợ chồng và giao tiếp tốt với con cái cũng là một yếu tố quan trọng khiến trẻ có thể yên tâm học tập và lớn lên một cách khỏe mạnh.
4. Thường bị mắng nặng lời
Có một lỗi sai mà phần lớn các bậc cha mẹ thường hay mắc phải làm giảm sự tự tin của con cái đó chính là việc chỉ trích nặng nề khi con bị điểm kém hay mắc sai lầm. Ngược lại khi con ngoan ngoãn, làm tốt, được điểm cao trong kì thi thì cha mẹ lại khá thờ ơ, coi đó là chuyện đương nhiên mà không hề cho con những lời khen, lời động viên, khích lệ. Đó là một điểm xấu mà cha mẹ cần khắc phục.
"Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" còn tuỳ vào nhiều trường hợp khác nhau. Cha mẹ không nên để những lời nói tiêu cực làm kìm hãm sự phát triển của con khiến con nhút nhát,tự ti. Hãy tạo ra một môi trường sống đầy tình yêu thương và tích cực cho con của bạn.
5. Bị kìm nén cảm xúc
Cha mẹ không thể kìm nén con cái mình quá mức, lúc nên cười hãy để trẻ cười thoải mái, lúc nên khóc hãy để trẻ khóc thành tiếng. Con người có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và chúng ta không thể ngăn chặn được nó.
Người lớn còn có những lúc bực bội khó chịu thì con trẻ cũng như vậy, chúng cũng có những lúc tức giận quấy khóc. Đó là chuyện rất bình thường vậy nên chúng ta không nên quá khắt khe với con trẻ, hãy để chúng biểu lộ cảm xúc một cách thoải mái nhất.
Tình trạng xúc động kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.
Môi trường gia đình có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự trưởng thành của trẻ. Sau khi có con, cha mẹ phải giữ gìn nếp nhà, không chỉ là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mà việc gìn giữ mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái cũng đặc biệt quan trọng. Trẻ em chỉ có thể lớn lên khi chúng có một môi trường sống ấm áp, tích cực và tràn đầy tình yêu thương.
Theo PNVN