Vào mùa đông, đặc biệt là thời tiết lạnh giá bên ngoài, việc điều hòa thân nhiệt của trẻ trở nên thực sự khó khăn, khiến trẻ dễ bị ho, cảm lạnh và cảm cúm. Mẹ cần nhớ nguyên tắc giữ ấm cho con 3 nên 7 tránh.

Trước hết, để kiểm tra xem con có quá lạnh hay quá nóng hay không, hãy sờ vào bụng của chúng.

Nếu sờ vào bụng lạnh, có thể mặc thêm áo. Nếu sờ thấy nóng, hãy cởi bỏ bớt quần áo. Nếu bàn tay và bàn chân trông có màu xanh lam hoặc lốm đốm, có thể mang thêm găng tay cho bé.

Trời rét đậm, mẹ nào cũng muốn giữ cho đứa con nhỏ của mình luôn ấm áp trong những ngày lạnh giá.

42 1 Nguyen Tac Giu Am 3 Nen 7 Tranh Cho Tre Trong Mua Lanh Nhieu Lop Quan Ao Chua Chac Da Tot

Nguyên tắc giữ ấm cho con bao gồm 3 nên 7 tránh, trong đó mẹ lưu ý 3 điều nên làm là:

1. Mặc cho bé đúng cách

Vào mùa đông, cách tốt nhất để giữ ấm cho con là mặc cho con những lớp 'dễ mặc vào và cởi ra'. Thay vì mặc cho bé những bộ quần áo dày hoặc len, hãy mặc cho bé một vài lớp áo ấm mỏng mà mẹ có thể dễ dàng cởi ra khi thay tã. Một nguyên tắc chung là 2 mỏng 1 dày, trong nhà chỉ cần 2 lớp áo mỏng, còn nếu bé vẫn chưa đủ ấm hoặc đi ra ngoài thì thêm một lớp áo dày.

2. Giữ nhiệt độ phòng phù hợp

Để đảm bảo trẻ sơ sinh không cảm thấy quá nóng cũng không quá lạnh, hãy giữ phòng bé ngủ ở nhiệt độ không dưới 20 độ C. Sử dụng nhiệt kế phòng để kiểm tra xem nhiệt độ trong phòng có an toàn và thoải mái hay không. Tốt nhất, nhiệt độ phòng phải tạo cảm giác ấm cúng cho người lớn mặc quần áo nhẹ.

3. Giữ ấm cho bé đúng cách

Vì trẻ sơ sinh bị mất nhiệt nhiều qua đầu và tay, mẹ nên mang thêm găng tay và mũ cho con khi ra ngoài. Ngoài ra phần lưng, bụng và chân cũng cần được giữ ấm thường xuyên. Nếu bé có dấu hiệu lạnh cóng, đừng chà xát các khu vực bị lạnh mà hãy đắp một chiếc khăn ấm lên mũi hoặc tai của trẻ.

Ngoài ra mẹ cũng cần tránh những sai lầm sau:

1. Không đội mũ cho em bé khi đặt nằm trên giường (hoặc bất cứ nơi nào trong nhà) vì bé có thể đổ mồ hôi nếu quá nóng.

2. Tránh chăn bông: Trẻ sơ sinh dưới một tuổi có thể bị ngạt thở do chăn bông vì chúng không thể di chuyển chăn ra khỏi mặt nếu nhỡ bị chăn phủ. Chăn lông vũ cũng có thể dẫn đến quá nhiệt.

3. Không sử dụng túi chườm nóng hoặc chăn điện: Đối với người lớn chúng có thể dễ chịu trong những ngày lạnh giá, hãy nhớ rằng người lớn có thể tự điều chỉnh nhiệt độ: trẻ em không thể làm điều này cho đến khi chúng được khoảng 2 tuổi.

4. Không để con ngủ cạnh bất kỳ nguồn nhiệt nào. Điều này có thể dẫn đến tai nạn bỏng hoặc làm tăng nhiệt độ trẻ bất thường. Hãy hết sức cẩn thận khi sử dụng máy sưởi vì chúng có thể gây bỏng lửa và ngộ độc khí carbon monoxide.

5. Không cho trẻ mặc quá nhiều lớp áo quần, vì quá nóng sẽ làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột t.ử trẻ sơ sinh).

6. Tránh sử dụng khăn quàng cổ dài quanh cổ hoặc mặt của em bé

7. Tránh sử dụng nệm làm bằng vật liệu mềm và nhẹ, vì nó không chỉ khiến bé có nguy cơ ngạt thở mà còn có thể tăng khả năng bị ốm do hơi lạnh bị kẹt trong nệm.

Trong quá trình chăm sóc bé, mẹ lưu ý nếu bé quá nóng thì sẽ có những dấu hiệu sau:

- Mặt đỏ bừng

- Sau gáy nóng ran

- Nổi mẩn đỏ trên bụng hoặc lưng

Em bé quá lạnh sẽ có những dấu hiệu sau:

- Chạm vào bụng thấy mát lạnh

- Mũi hoặc đầu ngón tay nhợt nhạt

- Môi và miệng chuyển sang màu tái

Khi em bé có những dấu hiệu trên thì mẹ cân nhắc mặc đêm đồ ấm cho bé hoặc bớt những quần áo quá dày trên người con. Mùa lạnh sẽ còn kéo dài vài tuần, mẹ nhớ nguyên tắc giữ ấm 3 nên 7 tránh cho con nhé.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC