Nổi nóng với con cái sẽ khiến tâm hồn trẻ bị tổn thương, khiến đầu óc chúng càng trở nên “si ngốc”, có thái độ lạnh nhạt và còn dễ bị các chứng bệnh như đau đầu, tự kỷ v.v…
Khi dùng cách nổi giận để quản lý thì sự nóng giận của bạn sẽ đổ hết lên đầu con trẻ, khiến tâm hồn trẻ như phải đeo “xiềng xích”, mỗi một lần bạn nổi nóng là thêm một lần trẻ đội “gông xiềng”. Ngày qua tháng lại, “xiềng xích” càng lúc càng nhiều, sự bó buộc mơ hồ này sẽ trở thành bệnh đau đầu ở trẻ, tâm hồn của trẻ bị hủy hoại bởi sự giam cầm đó khiến trí não kém phát triển. Bạn càng muốn trẻ học giỏi thì chúng sẽ học càng lúc càng kém, càng lúc sẽ càng trái ngược với sự kì vọng của bạn.
(Ảnh qua Kids Plaza)
Bực dọc nổi nóng là một loại “độc tính”, hại người hại mình. Đặc biệt là giữa những người thân với nhau, càng tức giận thì sẽ càng làm tổn thương đối phương nặng nề hơn. Cha mẹ con cái chung sống với nhau, tỉ lệ chịu tổn thương do sự nóng giận của nhau là vô cùng cao, tính cách sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.
Cha mẹ thường xuyên nổi nóng, đứa trẻ lớn lên cũng có thể trở thành một người rất dễ nổi nóng. Những biểu hiện của bạn hôm nay, chính là biểu hiện của con cái bạn ngày mai.
- Nếu trẻ hay tức giận là bởi vì cha mẹ thường hay nổi nóng.
- Nếu trẻ thích lên án người khác là bởi vì bình thường cha mẹ phê bình trẻ quá nhiều.
- Nếu trẻ thích phàn nàn về bất cứ việc gì là bởi vì cha mẹ thường bắt bẻ chúng.
- Nếu trẻ thích phản kháng là bởi vì cha mẹ thường xuyên cưỡng chế trẻ.
- Nếu trẻ không đủ lương thiện là bởi vì cha mẹ thiếu sự đồng cảm.
- Nếu trẻ nhút nhát, rụt rè là bởi vì cha mẹ thường hay giễu cợt, la mắng chúng.
- Nếu trẻ không tâm sự với cha mẹ là vì cha mẹ không quan tâm chúng.
- Nếu trẻ không biết đúng sai là bởi vì cha mẹ độc đoán, không cho trẻ cơ hội tự chủ và tự suy ngẫm.
- Nếu trẻ tự ti là bởi vì cha mẹ luôn thất vọng về trẻ, không kiên nhẫn cổ vũ chúng.
(Ảnh: Shutterstock)
- Nếu trẻ hay ghen tị, nhạy cảm, sợ bị tổn thương là bởi vì cha mẹ không khoan dung và dịu dàng với trẻ.
- Nếu trẻ không thích bản thân chúng là bởi vì cha mẹ không thừa nhận và tôn trọng trẻ.
- Nếu trẻ không vươn lên, không nỗ lực là bởi vì cha mẹ yêu cầu ở trẻ quá cao.
- Nếu trẻ quá ích kỉ là bởi vì cha mẹ quá cưng chiều trẻ, trẻ muốn gì cũng cho cái đó.
- Nếu trẻ không hiểu nỗi khổ của cha mẹ là bởi vì cha mẹ không dạy trẻ biết thấu hiểu người khác.
- Nếu trẻ chùn chân, tránh né là bởi vì bị cha mẹ xem nhẹ và hay đả kích chúng
- Nếu trẻ lười biếng và ỷ lại là bởi vì cha mẹ làm thay và quyết định thay trẻ quá nhiều.
- Nếu trẻ thường có hành vi bạo lực là bởi vì cha mẹ thường dùng bạo lực để xử lý vấn đề của chúng.
- V.v…
Là những bậc phụ mẫu, bạn cần phải tự xét lấy mình, phải sửa đổi bản thân, sửa đổi tính cách – khi bạn sửa đổi thì con trẻ sẽ thay đổi.
Trong việc dạy dỗ con cái, phải kiên nhẫn và khoan dung, cần thường xuyên tìm những ưu điểm, khẳng định những điều tốt mà trẻ làm, cổ vũ trẻ thật nhiều. Cùng lúc với việc khen ngợi, hãy dẫn dắt khuyên răn trẻ sửa những thói quen không tốt, giúp trẻ mở rộng kho báu tâm hồn.
Để nuôi dạy con cái thành công, các bậc phụ huynh phải chọn được cho mình những cách giáo dục con đúng đắn và sáng suốt. Sự thành công của trẻ mai sau có nền tảng chính là sự giáo dục của cha mẹ hôm nay.
Thanh Vân
Theo Trithucvietnam