Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tiết kiệm chi tiêu là điều được nhiều bà nội trợ hướng tới.
Mỗi khi đi siêu thị mua sắm, chị em phụ nữ thường cố gắng làm sao để mua được hàng tươi ngon với giá tốt nhất.
Nếu bạn khéo léo sẽ phát hiện có nhiều cách khác nhau để tiết kiệm khi đi mua sắm.
Và dưới đây là 8 mẹo nhỏ có thể giúp ích rất nhiều cho bạn.
1. Lắc rau trước khi mua để không bị ngấm nước quá nhiều
Khi mua các sản phẩm bán theo cân, theo trọng lưỡng, hãy lắc kĩ để vẩy bớt nước ra ngoài trước khi cho vào túi và mua nó. Lượng nước dư thừa bám vào các cây rau, thực phẩm sẽ làm nặng cân hơn, bạn sẽ phải trả một khoản tiền nhiều hơn.
Tuy nhiên khi làm điều đó, bạn không nên để sản phẩm bị rơi ra khỏi hộp đựng, nước rớt ra sàn nhà vì nó có thể khiến những người đi mua sắm khác bị trơn trượt.
2. Đừng tham vì cửa hàng giảm giá, hãy chỉ mua vừa đủ những thứ mà bạn cần
Khi bước vào một cửa hàng, một siêu thị hay trung tâm mua sắm, trước những chiến dịch khuyến mãi, giảm giá của người bán, người mua thường có xu hướng mua sắm tăng từ 30-100% so với nhu cầu bình thường của mình. Điều này sẽ khiến bạn tiêu tốn một khoản kha khá vào những món đồ không thực sự cần thiết.
Hãy kiên trì mua các sản phẩm với đúng nhu cầu của bản thân và với số lượng cần thiết. Trừ khi mặt hàng giảm giá đó là những loại có thể để đông lạnh hoặc bảo quản trong một thời gian dài mà không sợ hỏng.
3. Chọn một giỏ hàng kích cỡ nhỏ
Ảnh minh họa.
Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền khi đi mua sắm, hãy chọn một chiếc xe đẩy có kích cỡ nhỏ. Điều này tưởng như không liên quan tới việc kiểm soát chi tiêu nhưng thực tế lại có tác dụng khá nhiều. Theo thống kê, khảo sát, người mua có thói quen tâm lý mua sắm nhiều hơn khoảng 40% khi họ đi mua sắm với những chiếc xe đẩy có kích thước lớn thay vì xe đẩy nhỏ.
Các xe đẩy nhỏ sẽ khiến bạn nhanh chóng đựng đầy nó hơn, khi đó bạn có cảm giác là mình đã mua khá nhiều rồi. Ngược lại xe đẩy lớn sẽ luôn khiến bạn cảm thấy mình mới mua vài món mà thôi. Do đó để tiết kiệm tiền, hãy chọn một chiếc xe đẩy nhỏ thôi.
4. Thử đề nghị mức giá ưu đãi với các sản phẩm bị giập, méo
Ảnh minh họa.
Khi đi mua sắm, nếu bạn thấy một chiếc hộp bị bóp méo, hoặc một sản phẩm sắp hết hạn, hãy đưa ra lời thương lượng với nhân viên cửa hàng xem bạn có thể mua nó với giá ưu đãi hơn không.
Nếu người bán cân nhắc và đồng ý bán cho bạn mức giá có hời hơn, khi đó rõ ràng bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền.
Còn nếu họ không đồng ý thì điều đó cũng không gây thiệt hại gì cả. Bạn sẽ chọn một sản phẩm khác không có dấu hiệu bị bóp méo như vậy để mua.
5. Trao đổi và nhờ các nhân viên quầy thịt hỗ trợ
Khi mua thịt tại các cửa hàng, siêu thị, bạn hãy chú ý đến những nhân viên phục vụ tại quầy. Họ có thể sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin và giúp bạn các dịch vụ hữu ích.
Bạn có thể nhờ hỗ trợ cắt thịt theo từng miếng, chặt và chia nhỏ con gà… Đây là những việc sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian để khi về nhà chỉ việc chế biến.
6. Nhờ nhân viên hỗ trợ cắt lát bánh mì
Ảnh minh họa.
Tương tự như vậy, khi mua bánh mì tươi tại tiệm bánh, để tiết kiệm thời gian cho mình, hãy nhờ nhân viên cắt nó ra thành từng lát, từng khúc để tiện sử dụng.
Với kỹ năng, tay nghề của mình, nhân viên sẽ giúp bạn cắt bánh đều hơn, độ dày phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn.
7. Mẹo giữ bánh mì tươi
Ảnh minh họa.
Bánh mì tại các siêu thị thường được đựng trong những chiếc túi giấy và để hở. Tác dụng của túi giấy và để hở là để cho vỏ bánh luôn giòn.
Tuy nhiên việc bánh mì tiếp xúc với quá nhiều không khí sẽ khiến bánh nhanh bị hỏng. Vì thế để bánh ngon, hãy chuyển qua đựng vào túi nilon kín khi mang bánh trở về.
8. Cách chọn rau xanh đóng trong túi
Ảnh minh họa.
Khi mua rau xanh đóng túi, hãy lựa túi không có nhiều không khí trong đó. Rau xanh giải phóng khí theo thời gian có thể làm túi phồng ra, vì vậy túi ít phồng thường sẽ tươi hơn túi có nhiều không khí hơn.
Theo Phụ nữ Việt Nam