Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy cứ sáu giây lại có một người tử vong vì đột quỵ và cứ sáu giây lại có một người bị tàn tật vĩnh viễn do đột quỵ trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng tại Trung Quốc, có khoảng 5,51 triệu bệnh nhân đột quỵ với 250 ca mới mỗi năm. Số lượng bệnh nhân chiếm 40% tổng số bệnh nhân trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là, cứ 12 giây lại có một người bị đột quỵ và cứ 12 giây lại có một người tử vong vì đột quỵ tại quốc gia tỉ dân. Cả tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở Trung Quốc đều đứng đầu thế giới.
Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí The Lancet, trong đó các nhà nghiên cứu đã điều tra nguyên nhân tử vong của người dân tại 34 tỉnh thành ở Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 2017. Kết quả cho thấy nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người Trung Quốc là đột quỵ chứ không phải ung thư như mọi người vẫn nghĩ!
Sự xuất hiện của đột quỵ có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống hàng ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều các loại gia vị thông thường này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Đáng lo ngại là người Việt cũng rất chuộng những loại gia vị này, nấu món nào cũng phải dùng tới.
1. Dầu ăn
Dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, nó được sử dụng theo nhiều cách để giúp món ăn tăng thêm hương vị, tạo vẻ bắt mắt cho đồ ăn.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng 1g chất béo có thể cung cấp cho cơ thể 9000 kcal calo. Lượng chất béo nạp vào quá nhiều có thể dẫn đến tăng lipid máu và gây gánh nặng lớn hơn cho hệ thống tim mạch.
Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể ăn dầu, thay vào đó bạn nên ăn một cách có kiểm soát, lượng dầu ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày nên kiểm soát trong phạm vi 25g.
2. Đường
Vị ngọt luôn khiến mọi người mê đắm và đó là lý do tại sao đường là gia vị được ưa chuộng.
Ăn đồ ngọt có thể khiến não tiết ra dopamine, mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, ăn nhiều đồ ngọt trong thời gian dài sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu, lipid máu và huyết áp, dễ dẫn đến béo phì. Béo phì cũng liên quan trực tiếp đến việc xảy ra nhiều bệnh, bao gồm các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Vì vậy, bạn nên biết tiết chế khi nêm nếm đường trong các món ăn hàng ngày của mình.
3. Gia vị chứa natri (có vị mặn)
Ngoài việc chú ý bổ sung muối trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng cần chú ý đến các loại gia vị giàu natri như nước tương, nước mắm. Việc bổ sung quá nhiều những loại này sẽ khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều natri, đe dọa đến sức khỏe tim mạch.
Ăn nhiều natri làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với ion natri. Ion Natri sau khi vận chuyển vào thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, làm co mạch và tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp, nguyên nhân gây đột quỵ.
Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày, tương đương với 2,3g natri/ngày. Nếu bạn đã nêm nếm muối cho món ăn thì nên giảm lượng nước mắm, nước tương hay các loại gia vị chứa natri khác trong các món ăn hoặc không chấm để đảm bảo sức khỏe.
4 tê - cứng cảnh báo cơn đột quỵ
Khi đột quỵ xảy ra, cơ thể sẽ biểu hiện một số triệu chứng bất thường. Khi những triệu chứng này xuất hiện, hãy đi khám ngay!
- Tê lưỡi là một trong những triệu chứng điển hình của nhồi máu não, liên quan đến tổn thương nghiêm trọng các dây thần kinh và mạch máu não. Khi bị nhồi máu não, não sẽ bị thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, gây tổn thương các dây thần kinh điều khiển lưỡi. Ngoài tê liệt, còn có các triệu chứng như khó nói rõ ràng.
- Tứ chi nằm ở phần cuối của cơ thể và lưu lượng máu đến đó yếu hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Một khi vỏ não bị tổn thương, các dây thần kinh chi trên sẽ bị tổn thương, gây ra tình trạng tê ở ngón tay và cánh tay một bên. Đồng thời, cũng có thể có triệu chứng chóng mặt và đau đầu.
- Xơ vữa động mạch có thể khiến thành mạch máu dày lên, mất tính đàn hồi và co hẹp lòng mạch, cứng hơn đáng kể so với mạch máu bình thường.
- Các triệu chứng bao gồm biến dạng khuôn mặt, yếu và tê, với các triệu chứng nghiêm trọng nhất xung quanh mắt và khóe miệng. Điều này là do tắc nghẽn mạch máu trong não ảnh hưởng đến các dây thần kinh mặt.
Theo Mỹ Diệu
Đời sống & pháp luật