Trong những năm gần đây, độ tuổi của bệnh nhân đái tháo đường ngày càng giảm dần, và đa số người ta vẫn dựa vào 3 biểu hiện - ăn nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều để đánh giá liệu một người có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Tuy nhiên, ngoài các dấu hiệu trên, còn có 5 triệu chứng khác cũng được cho là có thể báo trước bệnh tiểu đường. Hãy cùng tham khảo.
5 dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Đổ mồ hôi
Nếu lượng đường trong máu cao làm tổn thương dây thần kinh của các tuyến mồ hôi, thì bệnh nhân sẽ đổ mồ hôi bất thường, kể cả khi họ không có bất kỳ hoạt động nào, thậm chí điều này cũng xảy ra khi người đó ở trong môi trường mát mẻ.
Tê bì chân tay
Lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm cứng các động mạch, và các mạch máu nhỏ ngoại vi sẽ là bộ phận chịu tổn thương đầu tiên. Lúc này, người bệnh có thể có cảm giác ngứa ran ở các đầu bàn tay, bàn chân.
Ngoài ra, các phản ứng cũng trở nên rất thiếu nhạy cảm.
Nướu thường bị viêm
Khi cơ thể có lượng đường trong máu cao, một số bộ phận của mạch máu rất dễ bị viêm nhiễm.
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu, nướu sưng đỏ, tụt nướu khi đánh răng, thì nên thăm khám và kiểm tra kỹ; vì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Suy giảm thị lực, thính giác
Hầu hết mọi người đều biết rằng bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thị lực, gây bệnh võng mạc và phù hoàng điểm. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường là mờ mắt và khó nhìn.
Đồng thời, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác mỏng manh, dẫn đến tình trạng ù tai, giảm thính lực và các hiện tượng khác.
Nhiễm nấm Candida
Ngoài nhiễm trùng âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ, nam giới cũng có thể bị viêm bao quy đầu do loại nấm này.
Việc kiểm soát lượng đường trong máu kém có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho nấm Candida sinh sôi và hình thành các dịch tiết gây ngứa.
5 cách để "ổn định lượng đường trong máu"
1. Tự tập luyện giảm lượng đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể giảm dần lượng đường từ thực phẩm ăn vào, điều này có lợi hơn cho việc giảm lượng đường trong máu một cách ổn định.
Trước hết, hãy từ chối các loại đồ uống lạnh trên thị trường, tránh uống đồ ngọt, sau đó kiên trì chế độ ăn ít dầu và ít muối, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn, đồng thời kết hợp giữa thịt và rau một cách hợp lý.
Các phương pháp chế biến là hấp, luộc, ướp, làm salad lạnh... Lượng cholesterol nạp vào cơ thể hàng ngày không được vượt quá 200mg, tương đương với hàm lượng cholesterol có trong lòng đỏ trứng.
Tốt nhất bạn nên tránh thực phẩm giàu chất béo động vật và axit béo bão hòa.
2. Ăn ít đồ ăn mua bên ngoài
Có câu: “Bệnh từ miệng mà vào”, chỉ bằng cách hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, chúng ta mới có thể kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu và tránh xa bệnh tiểu đường.
Cuộc sống của con người hiện đại bận rộn hơn, nên để tiết kiệm thời gian nấu nướng, rất nhiều người chọn mua các đồ ăn bên ngoài.
Nhưng để đảm bảo hương vị của món ăn và kích thích hầu bao của khách hàng, hầu hết thức ăn mang về sẽ được tẩm quá nhiều dầu mỡ và đường ngọt.
Do đó, những người thường xuyên hấp thụ đồ ăn kiểu này dễ có lượng đường trong máu cao hơn, vì chúng một khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng đường huyết, về lâu dài rất dễ mắc bệnh tiểu đường.
3. Xây dựng thói quen uống trà
Liệu pháp trà đã có từ xa xưa, nếu lượng đường trong máu cao hoặc bạn bị tiểu đường, bạn nên hình thành thói quen uống trà.
Trong “Thần Nông bản thảo kinh”, lá dâu tằm được gọi là "lá tiên", và y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nó để điều trị bệnh tiểu đường trong thực hành lâm sàng.
Theo số liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, lá dâu tằm có tác dụng hạ đường huyết, thành phần chính là alkaloid có thể ức chế chức năng của các enzym trong quá trình chuyển hóa glucose, còn polysaccharid có thể thúc đẩy quá trình phân tích insulin của tế bào β, từ đó thúc đẩy việc sử dụng đường của các tế bào và làm giảm vai trò của đường trong máu.
Nếu bạn kết hợp lá dâu tằm với bồ công anh để làm trà thì hiệu quả sẽ rất tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kháng insulin và chứng viêm có liên quan chặt chẽ với nhau.
Cây bồ công anh được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” và được sử dụng rộng rãi trong các bệnh liên quan đến viêm đa hệ thống. Bản thân bồ công anh cũng có tác dụng hạ đường huyết nhất định, giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.
4. Tập thể dục giúp tăng cường dung nạp glucose
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục vừa phải có thể giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, tăng cường thể chất và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp phục hồi các tế bào tiểu đảo, giúp kiểm soát bệnh tật.
Một nghiên cứu của Phần Lan cho thấy, đi bộ 35 phút mỗi ngày giúp giảm 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, những người có lượng đường trong máu cao nếu đi bộ nhiều sẽ giảm được 40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
5. Đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng
Bệnh tiểu đường và các vấn đề về giấc ngủ có thể ảnh hưởng lẫn nhau.
Thức khuya trong thời gian dài có thể làm giảm độ nhạy cảm của insulin, từ đó có hại cho lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường có thể gây rối loạn giấc ngủ, do đó tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Nên đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng / ngày, có giấc ngủ chất lượng mới đảm bảo nạp đầy năng lượng, thúc đẩy quá trình sửa chữa cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch của con người.
Bảo Vy
Theo Secret China