Nghiên cứu đã chứng minh, trong gừng tươi có các hoạt chất như tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột, axit amin, axit nicotinic, axit citric, axit ascorbic, protein, chất béo, thiamin, riboflavin, carotenes, chất xơ thô và canxi, phốt pho, sắt… có giá trị dinh dưỡng khá cao.
Củ gừng có vị cay và hương thơm đặc biệt, có thể dùng để điều vị thêm hương, là thứ gia vị vô cùng hấp dẫn và không thể thiếu trong cuộc sống. Gừng có thể ăn sống, có thể nấu chín, có thể ngâm, ngâm muối, ngâm chua, có thể gia công thành nước gừng, bột gừng, rượu gừng, gừng khô, có thể chiết xuất sản xuất hương liệu…
Gừng sống ngọt, cay nhưng ấm, trong đông y có công dụng tán hàn ôn trung, phát hãn, làm ấm tỳ vị, chống nôn, sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, còn có thể thư giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày hỗ trợ tiêu hóa.
Gừng tươi có thể dùng khi “phòng hàn tà nhiệt, nghẹt mũi, nôn mửa, long đờm”. Gừng khô thích hợp dùng khi ” tỳ vị hư hàn, đau bụng do lạnh, trướng bụng, thổ tả, phòng tà tiêu độc, cầm máu…”.
Trước khi tìm hiểu về các cách dùng gừng chúng ta cùng xem tâm sự của một độc giả sau gần 1 năm sử dụng gừng: “Bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái, tôi kiên trì với gừng vào mỗi sáng thức dậy, liên tục không đứt đoạn, ngay cả khi đi du lịch tôi cũng mang theo gừng. Đến nay đã gần 1 năm, tôi đã cảm nhận được 3 điều kì diệu xảy ra với cơ thể mình…
Điều kì diệu thứ nhất: Không còn bị cảm cúm
Trước đây, thỉnh thoảng khi thời tiết thay đổi, tôi lại hay bị cảm cúm. Từ khi dùng gừng đến nay, tôi chưa một lần bị lại, thỉnh thoảng có dấu hiệu của cảm cúm chỉ cần uống 1 gói phòng cúm là hết ngay.
Người xưa có câu: “Sáng sớm ăn gừng, như ăn nhân sâm; buổi tối ăn gừng chẳng khác gì ăn thạch tín (sáng ăn gừng có lợi, tối ăn gừng có hại)”. Qủa thật, gừng đã giúp tôi không còn phải khó chịu vì chứng cảm cúm.
Ngày 6/8 năm ngoái, khi kiểm tra sức khỏe tổng thể, siêu âm ổ bụng phát hiện sỏi ống mật chủ thùy gan trái kích thước 0.8*0.2 cm, tôi chưa bao giờ uống bất kì loại thuốc điều trị sỏi mật nào, chỉ kiên trì dùng gừng vào mỗi buổi sáng ngủ dậy.
Ngày 7/6 năm nay, sau khi siêu âm kiểm tra lại, túi mật bình thường, không còn sỏi. Theo mọi người nói, dùng gừng vào sáng sớm, sỏi mật, sỏi thận đều có thể chữa khỏi.
Ảnh minh họa
Điều kì diệu thứ ba: Xét nghiệm chức năng gan, toàn bộ âm tính
5 năm liền từ năm 1998 đến năm 2002 mỗi lần làm xét nghiệm chuẩn đoán viêm gan B, trong danh mục xét nghiệm luôn có hai mục là kháng thể e viêm gan loại B (Hepatitis B e – Antibody) (HBeAb hay anti – HBe) và kháng thể lõi viêm gan loại B (HBcAb hay anti-HBc) đều cho kết quả dương tính. Năm nay, cũng những xét nghiệm đó và toàn bộ các mục đều cho kết quả âm tính…”
Cách dùng gừng như sau
Gừng sống cạo vỏ (vỏ gừng tính mát), mỗi ngày cắt 4,5 lát gừng tươi (cắt mỏng như giấy, nếu cắt quá dày sẽ cay) cho vào một chiếc bát. Mỗi sáng dậy, uống một cốc nước lọc trước, sau đó đổ nước sôi vào bát gừng khử độc, rồi cho mấy lát gừng vào ngậm trong miệng, khoảng 10-30 phút, sau đó nhai nát cho mùi vị gừng lan tỏa trong miệng, xuống dạ dày và lên mũi.
Dưới đây là những bài thuốc từ gừng có tác dụng điều trị tốt, được dân gian đúc kết lại và qua thực tiễn điều trị bệnh
1. Trị nôn: Nước gừng 1 thìa canh, mật ong 2 thìa canh, nước sôi 3 thìa canh, đun sôi uống một lần.
2. Trị phong hàn đau xương, đau khớp:
Gừng sống, thân hành lá lượng vừa đủ, đập nát sao nóng, bọc trong vải chườm vào chỗ đau, ngày làm nhiều lần. Đặt mấy lát gừng sống lên chỗ đau, châm bằng que ngải.
3. Trị bệnh dạ dày: Gừng sống, vỏ quế 12gram, đun với lượng nước vừa đủ, uống ngày 2 lần.
4. Trị cảm nắng hôn mê:Gừng sống, hẹ lượng vừa đủ, tỏi 1 củ, tất cả xay lấy nước uống.
5. Trị kiết lỵ cấp: Gừng sống 25g, đường đỏ 50g, tất cả xay nhuyễn, một ngày uống 3 lần, uống liên tục trong vài ngày.
6. Đau bụng sau sinh: Gừng sống, đương quy mỗi thứ 150g, thịt dê 1000g, đổ nước vừa đủ hầm thành canh, chia nhiều lần uống.
7. Trị vết thương bầm tím, trẹo lưng: Gừng sống, khoai môn mỗi thứ một nửa nghiền nát, cho thêm chút bột trộn đều, đắp vào vết thương, mỗi ngày thay 2 lần.
8. Trị viêm dạ dày, ruột cấp:Gừng sống 5 lát, trà: 20g, tỏi 1 củ, nghiền nát, pha bằng nước sôi thêm đường đỏ uống ngày 3 lần.
9. Trị hàn lỵ:Gừng sống: 4 lát, trà: 15g, pha đặc cho thêm nửa thìa canh dấm, uống khi nóng, ngày 3 lần.
10. Trị nhiệt lỵ:Gừng sống 4 lát, trà 15g, hoàng liên 6g, pha nước uống nguội, mỗi ngày 3 lần.
11. Trị sốt rét:Gừng sống 4 lát, trà 15g, pha nước nóng thêm đường đỏ lượng vừa đủ, uống nóng ngày 2 lần.
12. Trị say tàu xe: Gừng sống 1 lát đặt trên rốn, bên ngoài dán một miếng dán giảm đau, sẽ có tác dụng ngay.
13. Trị vết nứt nẻ, tổn thương do lạnh:Gừng lượng vừa đủ giã nát, ngâm rượu trắng, làm nóng rượu gừng lau vết thương, ngày 3 lần.
14. Trị chứng ra nhiều mồ hôi chân: Gừng sống 15g, phèn chua 15g, đun nước ngâm chân, ngày 1 lần.
15. Trị ho do cảm lạnh, ho do hư hàn lâu ngày: Gừng sống 5 lát, thịt quả óc chó, đường đỏ (lượng vừa đủ), xay nhuyễn rồi ăn.
16. Trị đau bụng hư hàn ở phụ nữ: Gừng sống, đường đỏ vừa đủ đun nước uống.
17. Ra mồ hôi giải cảm, ấm phổi trừ ho: Gừng sống 10 lát, trà 7g, pha nước sôi uống nóng.
Ảnh minh họa
18. Trị cảm mạo phong hàn:
* Gừng sống vài lát, củ cải trắng 250g, đường đỏ vừa đủ, đun thành canh uống nóng, ra mồ hôi là giải cảm.
* Gừng sống 6g, thân hành lá 5 cọng, đường đỏ vừa đủ, nấu canh uống nóng, đối với người mới bị cảm hoặc bị nhẹ rất có hiệu quả.
* Gừng sống 90g, củ cải trắng 60g, mã thầy 60g, xay tất cả lấy nước, chia làm 3 phần đun nóng uống, ngày 1 lần
* Gừng sống 6g, thân hành lá 2 cọng, táo tàu 4 quả, nấu canh uống, rất hiệu quả với bệnh nhẹ không ra mồ hôi.
* Gừng sống 5g, thân hành lá 1 cọng, đậu xanh 15g, cà rốt 30g, táo tàu 4 quả, đun nước uống nóng, ngày 3 lần, rất hữu hiệu đối với cảm sốt, khát nước.
* Gừng sống, thân hành lá mỗi loại 30g, muối ăn 6g, rượu trắng 1 cốc, xay nhuyễn gừng, hành, muối , cho rượu vào khuấy đều rồi dùng hỗn hợp này xoa bóp trước ngực, sau lưng, khuỷu tay, lòng bàn tay, gan bàn chân, rất hữu hiệu đối với người bị cảm đau người, đau mỏi xương khớp, sốt cao không giảm.
* Gừng già 10g nướng nóng, cắt lát xoa lên huyệt bách hội, huyệt đại chùy hoặc từ huyệt đại chùy xuống tới huyệt mệnh môn, đến khi da hơi đỏ lên, là có thể tiêu hàn, hết đau mỏi toàn thân.
Nguồn: Tri thức trẻ