Những người Việt Nam đi làm ở nước ngoài có thể chia làm ba nhóm:
- Nhóm thứ nhất: Khả năng nổi trội cả về ngoại ngữ và chuyên môn so với dân bản xứ.
- Nhóm thứ hai: Đuối về ngoại ngữ nhưng có thể chuyên môn từ khá đến tốt.
- Nhóm thứ ba: Đuối cả ngoại ngữ lẫn chuyên môn.
Với nhóm thứ nhất: Họ có khả năng thích nghi với cuộc sống nước ngoài cao. Họ chỉ về Việt Nam vì những lý do không liên quan đến khả năng thích nghi. Tôi nghĩ nhóm này chiếm chưa đến 10% số người đi du học và định cư ở nước ngoài.
Với nhóm thứ hai: Ngoại ngữ chính là rào cản để họ thích nghi và hưởng thụ cuộc sống. Nhóm này sẽ có người muốn ở, người muốn về. Người ở thì sẽ luôn phải gồng mình lên để đối phó với khả năng ngoại ngữ không ổn của mình ("không ổn" có nghĩa là không hòa nhập được về ngôn ngữ, dù là điểm IELTS cao). Nhiều người ở nước ngoài vài năm là chán và muốn về Việt Nam. Họ ít khi chấp nhận làm việc thấp kém hơn khả năng chuyên môn, nếu có thì cũng sẽ có tâm lý chán nản không thích. Nhóm này chắc chiếm khoảng 30%.
Với nhóm thứ ba: Họ không thể tìm được việc đòi hỏi cao về chuyên môn, và thường không làm được đúng ngành nghề đã học. Khả năng ở lại vẫn có, nhưng sẽ phải làm nghề trái tay với môi trường không đòi hỏi quá cao về ngôn ngữ (làm việc tay chân thuần túy...). Nhóm này có khả năng hưởng thụ cuộc sống khá tốt vì họ biết năng lực mình thấp, nên họ đặt mục tiêu thấp để ở lại bằng được. Nhiều người qua Australia chỉ làm bánh mỳ vẫn sống tốt và vui vẻ. Đây là nhóm gặp nhiều nhất, khoảng 60% những người đi du học.
Nguồn: TH