Cô Beth Nguyễn, tác giả của một loạt tiểu thuyết, đã kể về cuộc đấu tranh với chính bản thân trong việc giữ tên Việt hay đổi sang tên Mỹ.

42 1 Cai Ten Noi Am Anh Cua Nguoi Goc Viet O My

Bài viết được đăng trên tờ The NewYorker, báo VietNamNet lược dịch. Mọi người luôn nói tôi rằng đừng đổi tên. Một số người còn khẳng định họ thích cái tên đó. Bích, cái tên khá thông thường ở Việt Nam. Khi gia đình đặt tên cho tôi, họ không biết rằng 8 tháng sau chúng tôi tới Mỹ và lớn lên ở Michigan, một bang bảo thủ với phần lớn người da trắng sinh sống, nơi các bé gái thường mang tên Jennifer, Amy và Stacy. Một cái tên như Bích không khiến tôi nổi bật, mà còn làm cho tôi khốn khổ.

Tôi luôn ghen tị với những đứa trẻ châu Á khác được bố mẹ cho đổi tên hay có tên Mỹ riêng biệt. Phước khi ở nhà, có thể là Phil tại trường học. Tuy nhiên, bố mẹ tôi không đồng ý. Họ nói rằng, tôi nên cảm thấy tự hào về con người của mình. Bố mẹ của tôi không sai. Bản thân tôi không muốn từ chối văn hóa Việt Nam của gia đình, thay thế nó bằng những gì mà quảng cáo trên truyền hình cam kết. Vì vậy, tôi mắc kẹt với Bích hoặc cứ để nó dính chặt với tôi.

 42 2 Cai Ten Noi Am Anh Cua Nguoi Goc Viet O My

Những kỷ niệm đầu tiên của tôi ở trường học có cả sự căng thẳng khi điểm danh. Lúc đó, tôi cố nói tên mình ra trước để giáo viên khỏi phải cố gắng phát âm. Những giáo viên tốt bụng chính là những người đã trực tiếp hỏi tôi về cách gọi tên tôi trong một lớp học với hầu hết những đứa trẻ da trắng.

Tôi là một đứa trẻ nhút nhát và sau đó tôi còn nhút nhát hơn. Tôi tránh gặp mọi người để khỏi phải nói tên mình.

Tên gọi mang tính cá nhân lẫn công khai. Chúng ta phải dùng tên trong mọi lúc, trên mỗi tờ khai, mỗi e-mail, mỗi đoạn tin.

"Tên bạn ở đây", xuất hiện ở phần đầu mỗi bài tập ở trường tiểu học. Những đứa trẻ khác sẽ trang trí tên mình bằng hàng loạt trái tim và ngôi sao, chúng cố làm cho tên mình lớn hơn những đứa trẻ khác. C

ái tên khiến chúng vui và hài lòng, nhưng tôi chưa bao giờ cảm nhận được sự sung sướng này, chưa một lần nào. Tên tôi như một sự chế giễu.

 42 3 Cai Ten Noi Am Anh Cua Nguoi Goc Viet O My

Biểu đồ Top 10 trung tâm đô thị có nhiều người Việt sinh sống. Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Pew

Bích nghĩa là một loại ngọc. Khi lớn lên, tôi biết các bé gái Việt Nam thường đeo vòng ngọc và chiếc vòng này sẽ là thứ luôn ở bên họ. Ngọc này có tác dụng bảo vệ, chữa bệnh, nếu ngọc càng xanh thì càng tốt.

Ở một đất nước khác, trong một cuộc sống khác, tên của tôi sẽ là một cái tên đẹp. Nói thực, tôi chưa bao giờ có thể đeo một chiếc vòng tay quá lâu.

Hầu hết những người nói cái tên Bích hay chính là những người phản đối ý tưởng tôi đổi tên, và họ đều là phụ nữ da trắng. Họ chính là những người nói với tôi rằng tên gọi đó thật hay, thú vị, độc nhất vô nhị, hãy sống thật với bản thân tôi, tên gọi đó là một phần quan trọng trong di sản và bản sắc văn hóa của tôi. Họ nói, họ thích cái tên đó và sẽ rất buồn nếu tôi đổi tên.

Nhưng, họ không nói họ muốn có cái tên như vậy cho chính mình. Tôi muốn tin họ. Và trong suốt một thời gian dài, tôi chọn cách tin họ nhưng rồi tôi biết, họ thích sự kỳ lạ đó chừng nào họ không phải đối mặt với những rắc rối phát sinh từ đó.

Đôi lúc tôi tự hỏi liệu có họ có thích cảm giác tồi tệ như tôi phải trải qua không. Tôi cố chung sống với cái tên Bích. Tôi thường thêm trọng âm trên chữ "i" để thể hiện cách đọc đúng: Bích. Âm thanh nằm ở đâu đó giữa câu hỏi và câu cảm thán.

Tuy nhiên, làm sao tôi có thể thoát khỏi các ánh nhìn? Một trong những sự thật mà tôi nhận thấy: Cái tên đó là sự hổ thẹn, vì sống ở nước Mỹ với tư cách là người tị nạn, con của một người tị nạn. Nước Mỹ chắc muốn tôi biết được, cảm thấy được điều đó ngay từ những giây phút tôi biết nhận thức.

 42 4 Cai Ten Noi Am Anh Cua Nguoi Goc Viet O My

Biểu đồ số người Việt ở Mỹ qua các năm. Ảnh: UCB

Tôi không thể tách tên Bích khỏi tuổi thơ của mình, không thể tách nó khỏi trải nghiệm bị mọi người chế nhạo. Khi nhìn thấy những chữ cái đánh vần tên Bích, tôi đã thấy phiên bản của chính mình mà tôi tạo ra để che giấu vết thương lòng. Thậm chí là lúc này, khi đang gõ các chữ cái, tôi cũng muốn quay đi để khỏi nhìn cái tên đó. Nước Mỹ đã hủy hoại cái tên Bích của tôi. Tôi không thể viết về tên mình mà không viết về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và tôi không thể viết về phân biệt chủng tộc mà không viết về bạo lực.

Tôi nhớ khi còn bé, tôi đã nghe cha, chú tôi thì thầm về vụ sát hại Vincent Chin ở Detroit năm 1982. Ngày nay, tôi có thể nói với các con tôi về vụ giết hại 6 phụ nữ châu Á tại Atlanta. Tôi dạy các con về luật nhập cư chống người châu Á, về chủ nghĩa phương Đông, về thực dân hóa. Tôi cũng dạy các con về những gì xảy ra khi người châu Á và người Mỹ gốc Á bị làm cho vô hình như một cách tạo ra nỗi sợ hãi, làm tăng sự phân biệt chủng tộc chống người da màu, người Latin và người bản địa.

Dĩ nhiên, chuyện này khiến các con tôi lo lắng. Trong suốt nhiều năm, chúng tôi đều lo lắng.

Ngày nay, chúng tôi đặc biệt cẩn thận khi rời khỏi nhà. Tôi thường dùng tên giả ở nhà hàng. Một ngày, cách đây vài năm, tại nhà hàng Shake Shack ở công viên quảng trường Madison, một người phục vụ hỏi tôi tên gì và tôi nói là "Beth".

Từ đó, tôi bắt đầu xưng tên đó với nhiều người hơn. Bạn bè tôi cũng chấp nhận cái tên này. Một số người khác thì tỏ ra ngạc nhiên và không tán thành. Một số người khác nói, họ sẽ tiếp tục gọi tôi bằng tên cũ. Tôi hiểu điều đó. Tôi là Beth vì nó khiến cuộc sống trở nên dễ dàng với tôi hơn. Hiện giờ, Beth là cái tên mà tôi chọn. Cái tên này không thay đổi quá khứ của tôi, gia đình, cuộc đời của chúng tôi tại Mỹ. Tên gọi này có thể không phải là mãi mãi. Nó giống như một chút không gian, nơi tôi có thể chi phối hơn là bị chi phối về cách mình nên được nhìn nhận như thế nào.

Trên thực tế, câu chuyện của Beth Nguyễn không phải là cá biệt. Trang VOV mới đây đăng bài viết của CNN, trong đó dẫn nguồn tin từ Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) cho biết, người Mỹ gốc Á đã sử dụng tên tiếng Anh kể từ làn sóng nhập cư lớn đầu tiên vào cuối những năm 1800 và vào thế kỷ 20.

Lý do cơ bản nhất về việc người Mỹ gốc Á chuyển tên sang tiếng Anh đó là sự thuận tiện. Những người nói tiếng Anh thường gặp khó khăn khi phát âm hoặc đánh vần những tên không phải tiếng Anh, và đối với nhiều người nhập cư, việc chọn một cái “tên Mỹ” sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp là người nhập cư cảm thấy một cái tên tiếng Anh sẽ thu hút khách hàng hơn.

 “Việc phát âm sai hoặc viết sai chính tả tên của người châu Á, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân của một người. Tên phản ánh sự hiện diện của bạn, con người bạn, nguồn gốc của bạn. Khi mọi người liên tục loại bỏ tên của bạn nghĩa là họ không thừa nhận bạn với tư cách là một con người”, bà Catherine Ceniza Choy, Giáo sư nghiên cứu về người Mỹ gốc Á và người châu Á tại Đại học California, nói.

Một cuộc khảo sát về học sinh dân tộc thiểu số, do các nhà nghiên cứu California thực hiện vào năm 2012, kết luận rằng, nhiều học sinh da màu đã gặp phải sự thiếu tôn trọng văn hóa trong giáo dục liên quan đến tên của chúng. Khi một đứa trẻ đến trường và tên của chúng bị phát âm sai hoặc bị thay đổi, điều này có thể phủ nhận tầm quan trọng của cái tên cũng như danh tính của đứa trẻ.

Với ước tính 2,2 triệu người sống tại Mỹ, người gốc Việt hiện là cộng đồng thiểu số lớn thứ tư tại Mỹ, sau người Mỹ gốc Hoa, gốc Ấn Độ và gốc Philippines, theo Cục Điều tra dân số Mỹ. Kể từ năm 1975, số người Việt đến Mỹ tăng gấp đôi mỗi 10 năm và cho đến những năm 2000, tốc độ gia tăng là 26%. 

Hầu hết người Mỹ gốc Việt chủ yếu sinh sống tại 4 bang với số lượng người Việt ở mỗi bang là California, Texas, Washington và Florida. So với các cộng đồng khác, số lượng người gốc Việt tại Mỹ có công ăn việc làm khá cao với thu nhập trung bình xấp xỉ 63.200 USD/năm, trong khi các nhóm di dân khác là gần 56.000USD và người Mỹ bản địa là 60.800USD.

Nhiều người Việt đã thành công tại Mỹ, trong số đó không ít tỷ phú đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Theo Cafeland, một số người gốc Việt rất thành danh trên nước Mỹ. Tỷ phú Phố Wall Chính Chu - một trong những thương nhân châu Á thành công nhất. Bill Nguyễn - một doanh nhân được Forbes vinh danh là một trong số 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ. Chiêu Lê - từ một người không nói được tý tiếng Anh nào khi mới tới Mỹ, nhưng hiện giờ trở thành ông chủ một trong những chuỗi cửa hàng tăng trưởng nhanh nhất tại miền Tây nước Mỹ. 

Nguồn: Hoài Linh/ Vietnamnet.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC