Hơn 170 điện thoại di động đã bị thu giữ sau khi cảnh sát bố ráp một cửa hàng bán điện thoại tại Melbourne Central. Chủ cửa hàng người Châu Á tên Bruce, 39 tuổi, đã bị buộc tội giao dịch hàng hóa ăn cắp từ những nhóm băng đảng thiếu niên. Được biết, người đàn ông này nói được tiếng Việt.

Tiệm điện thoại tên Fonfix nằm ở tầng trệt Melbourne Central, do người đàn ông người Á Châu tên Bruce điều hành vừa bị cáo buộc mua bán hàng hóa ăn cắp.

Nhiều nguồn tin cho biết rằng người đàn ông này biết tiếng Việt. Ông này cũng thường giao tiếp bằng tiếng Việt với các khách người Việt Nam.

Cảnh sát Victoria nói cơ sở kinh doanh của ông Bruce buôn bán nhiều thiết bị không có nguồn gốc rõ ràng, và hơn 170 điện thoại di động trong số đó là hàng ăn cắp mua lại từ các băng đảng thiếu niên.

Chỉ huy cảnh sát Victoria, bà Therese Fitzgerald phát biểu.

42 1 Nguoi Dan Ong Chau A Bi Bat Vi Ban Dien Thoai Di Dong An Cap Tai Uc

“Chúng tôi gần đây nghi ngờ những chiếc điện thoại bị ăn cắp không chỉ để sử dụng cho mục đích cá nhân.”

Sau tình trạng băng đảng thiếu niên vào đập phá cướp những cửa hàng bán thiết bị điện tử gia tăng, các thanh tra đặt mối nghi vấn những món hàng ăn cắp đó đi về đâu.

Có thông tin cảnh báo rằng nhóm băng đảng thiếu niên này đã ghé đến cửa hàng điện thoại ở tầng trệt Melbourne Central nhiều lần trong tuần.

Bà Fitzgerald cho biết.“Một phần trong cuộc điều tra của chúng tôi muốn tìm hiểu xem nhu cầu của những chiếc điện thoại ăn cắp đến từ đâu.”

Được biết, những chiếc điện thoại ăn cắp có thể được bán với giá $200-$300 cho mỗi chiếc và điện thoại mới có thể bán giá chợ đen là $600, trong khi điện thoại mới có kèm hộp có thể có giá cao hơn.

Tất cả những chiếc điện thoại bị nghi ngờ ăn cắp đã được các thanh tra tịch thu về làm bằng chứng để điều tra.

Ông Bruce, 39 tuổi không chỉ phạm tội mua bán hàng hóa trái phép, mà còn có thể bị phạt nặng hơn vì doanh nghiệp không đăng ký giao dịch hàng hóa đã qua sử dụng.

“Bạn có thể thấy điện thoại giá rẻ quảng cáo trên Ebay, bạn có thể vào cửa hàng bán điện thoại cũ, nhưng bạn cũng cần phải có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc sản phẩm mình mua”, bà Fitzgerald nói thêm.

Được biết, những chiếc điện thoại ăn cắp được bán lại cho Fonfix không chỉ đến từ các vụ cướp ở các cửa hàng như Vodafone, JB Hi-Fi, mà còn từ các vụ cướp giật hung hãn người dân trên các đường phố ở Melbourne.

Cảnh sát tin rằng cũng nhóm băng đảng này đã tham gia vào ít nhất 10 vụ cướp giật ở các vùng của Melbourne.

Tứ tháng 7 đến tháng 9 năm nay, các vụ cướp giật trắng trợn những cửa hàng điện tử ở Melbourne ở mức đáng báo động với con số trung bình mỗi ngày một vụ trong vòng hai tháng.

Đã có hơn 60 vụ cướp băng đảng ở các cửa hàng bán điện thoại và điện tử khi các tên cướp đi thành nhóm lớn vào các cửa hàng đập phá, tháo các thiết bị trưng bày và bỏ chạy.

Theo SBS

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC