Ngày hôm nay, vì gia đình có việc nên tôi đến đón con sớm hơn mọi ngày. Khi đến trường học, tôi có dịp chứng kiến một sự việc “đặc biệt” của trường.

Hôm qua, chiếc điện thoại của một giáo viên ở trường học bị mất cắp trong phòng sinh hoạt chung.

Chiếc điện thoại bị ăn cắp và cách xử lí của trường tiểu học ở Đức - 0

Học sinh các lớp được tập trung lại để nghe thông báo về sự việc và làm theo yêu cầu của cô giáo. Sau khi nghe phổ biến, học sinh chia làm 3 nhóm.

Trường tiểu học bên Đức có số học sinh tương đối ít. 

Mỗi thường sẽ có 4 khối (từ lớp Một đến lớp Bốn) và mỗi khối có chỉ khoảng từ 2 đến 3 lớp với trung bình 20-21 học sinh/lớp.

chiec dien thoai bi an cap va cach xu li cua truong tieu hoc o duc

Nói chuyện với một cô giáo trong khi đợi lớp con gái được kiểm tra xong, tôi hỏi: “Sao không khám xét ở lớp và tìm trong cặp các em?”

Cô giáo đó đã giải thích với tôi:

“Thực ra làm như vậy cũng được nhưng đó không phải là cách mà chúng tôi muốn.Cách này có cái hay là không một ai biết bạn nào là người lấy điện thoại. Như vậy, chúng ta sẽ tránh được mặc cảm tâm lý cho em học sinh “nhỡ tay” kia. Các bạn học sẽ không trêu chọc hay kì thị gì.”

Cách làm của nhà trường đã khiến tôi bất ngờ nhưng câu trả lời kia còn làm tôi ngạc nhiên gấp bội.

Có thể, ở đâu đó, việc tìm ra chiếc điện thoại là việc cần làm và phải làm được, bằng mọi cách. Còn ở đây, tôi cảm nhận thấy sự suy nghĩ thấu đáo trong việc xử lí để truy tìm chiếc điện thoại mất cắp.

Quay trở lại chuyện chiếc điện thoại bị mất cắp, sau hai ngày làm như cách trên, chiếc di động đã được tìm thấy.

Con gái tôi về kể chuyện lại và bảo rằng: Các bạn ai cũng tò mò không biết người làm việc đó là ai.

Đối với cá nhân tôi, việc “ẩn danh tính” người lấy trộm này là một hành động nhân văn. Còn bạn?

 

©Phạm Bình- Báo TINTUCVIETDUC




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC