Tôi làm quen với người bạn Đức, sau trở thành chồng, trong một buổi liên hoan sinh nhật của một người bạn Việt Nam từng du học tại Đức và có một vài người bạn Đức cùng học cũng đến dự.
Tôi được phân công giúp vợ anh chủ nhà nấu nướng dưới bếp.
Tôi đang dọn dẹp trong bếp thì một người bạn Đức đi vào bếp tìm muối, anh bảo nấu nhạt quá anh cần thêm ít muối nữa.
Thế rồi anh bắt chuyện với tôi, sau vài phút làm quen thì anh nhất định không lên phòng khách nữa và ở lại trong bếp để nói chuyện vơí tôi.
Thế là chúng tôi đã làm quen với nhau rất tình cờ.
Sau này tôi có hỏi anh tại sao anh lại như vậy anh chỉ cười bảo tình yêu sét đánh không giải thích được, anh nhìn thấy tôi lần đầu và lập tức thích tôi, kể từ đó trở đi hình ảnh tôi lúc nào cũng ở trong tâm trí anh không rời đi được dù chỉ 1 phút.
Từ đó chúng tôi xây dựng với nhau thực sự 1 tình bạn trong trẻo, anh chăm chú lắng nghe tôi kể chuyện từ lúc tôi còn nhỏ phải đi sơ tán về quê, cha mẹ còn ở lại Hà Nội để chiến đấu bảo vệ thủ đô.
Qua câu chuyện thật sinh động với bao gian nan vất vả của 1 đứa trẻ trong chiến tranh, anh bắt đầu hoài nghi về những điều mà sách báo phương Tây tuyên truyền, đặc biệt sách giáo khoa sử Đức cho rằng Mỹ dến VIệt Nam để giúp đỡ Việt Nam theo đề nghi của chính phủ Việt Nam.
Tôi bảo anh hãy nghe bằng hai tai từ cả 2 phía chiến tuyến mới có thể hiểu được.
Hai vợ chồng chị Phạm Trần Thịnh và cháu gọi chị Thịnh là bà trẻ.
Từ đó tôi thấy anh đi thư viện mượn rất nhiều sách viết về Việt Nam để đọc và nghiên cứu cả sách học tiếng Việt. Thế là tôi đã làm anh thay đổi, trở thành một người Đức yêu Việt Nam.
Tình bạn chúng tôi lớn dần sau 2 năm anh bắt đầu đặt vấn đề cưới tôi.
Lúc này, gia đình anh mới thực sự sốc. Mẹ anh, bà đã từng là thư ký cho Hội đồng khoa học Đức, bà xuất thân từ thành phố Hamburg, một vùng giàu có của nước Đức và mộ đaọ theo dòng Thiên chúa giáo (Katholic).
Bản thân chồng tôi cũng đã làm lễ rửa tội trong nhà thờ, ngoài tên thật còn có tên thánh và hàng tháng nộp tiền thuế nhà thờ.
Bà cũng như biết bao bà mẹ khác trên thế giới muốn con mình hạnh phúc thực sự, bà bắt đầu gieo rắc hoài nghi cho chồng tôi rằng tôi rằng „tôi mồi chài anh kết hôn để có giấy tờ ở lại„ sau khi có giấy tờ rồi sẽ bỏ tôi.
Chồng tôi giải thích không phải tôi muốn kết hôn mà là chồng tôi đề nghị kết hôn.
Bà liền biện minh rằng đạo Thiên chúa (Katholic) chỉ cho phép người cùng theo Thiên chuá giáo lấy nhau. Vậy tôi muốn lấy con trai bà thì tôi phải dỡ bỏ bàn thờ cha mẹ tôi đi, không được đi chùa và phải làm lễ để theo đạo Thiên chúa.
Lúc này cả tôi và anh đều sống trong tình trạng căng thẳng, buồn bã do gia đình anh tạo ra để ngăn cản cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Chúng ta vẫn hàng ngày nói đến cuộc chiến mâu thuẫn giữa các tôn giáo và các sắc tộc nhưng mấy ai hiểu được sự sâu sắc của nó thấm sâu và len lỏi đến từng gia đình, những tế bào của xã hội như thế nào.
Tôi đi lên chùa mượn vài quyển sách viết về Phật giáo và triết lý của Phât giáo đọc kỹ để chuẩn bị cuộc thuyết pháp cho anh.
Tôi nói rằng đạo Phật ra đời từ 1 sự tự nguyện do nhà vua ngồi dưới cây bồ đề thiền định để trở thành Phật khác với Thiên chúa giáo là Chúa đã bị giết hại, đóng đinh lên cây thánh giá, đạo ra đời bắt đầu bằng bạo lực.
Đạo Phật coi trọng cha mẹ, chính cha mẹ là người sinh ra mình, vì vậy cha mẹ chính là Phật, thờ Phật trước hết là thờ Cha mẹ.
Người Việt có câu „Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu“.
Khi đã thờ cha mẹ thì đạo Phật dung hòa với các tôn giáo khác, vì ai cũng có cha mẹ cứ thờ cha kính mẹ đã là đạo Phật rồi, khác với đạo Thiên chuá hoặc đạo Hồi nếu ai không theo đạo của anh nghĩa là kẻ thù của anh.
Vì vậy mà những kẻ cầm quyền đã lợi dụng sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo để gây chiến tranh liên miên.
Hình ảnh tượng trưng của đạo Phật là Phật bà Quan Âm có trăm tay trăm mắt để nhìn rõ sự thật hơn và giúp đỡ được nhiều người hơn.
Đạo Thiên chúa bắt sáng chủ nhật con chiên phải đến thờ và hàng tháng phải đóng thuế cho nhà thờ từ tiền lương của mình, còn đạo Phật không bắt buộc con ngươì phải đi chùa và phải đóng thuế mà tất cả là tuỳ tâm.
Sau khi nghe những điều tôi phân tích về đạo Phật anh nói đạo Phật nhân văn hơn mang lại sự tự do hơn cho con người, vì vậỵ anh sẽ làm thủ tục xin ra khỏi đạo Thiên chuá.
Thủ tục xin ra khoỉ đạo Thiên chuá cũng không dễ dàng, anh phải thuê luật sư, chờ đợi cả năm trời, tốn kém vài nghìn Euro mới ra khỏi đạo Thiên chúa, với lý do tôn giáo do bố mẹ anh chọn cho anh chứ không phải anh chọn mơí „thoát thân“.
Đến ngày cưới chỉ có hai chúng tôi đến toà thị chính làm lễ kết hôn còn mẹ anh cũng như gia đình không ai đến dự.
Sau đó mẹ anh bị ngã gẵy tay, tôi hàng ngày và cuối tuần dành một vài tiếng đến giúp đỡ chăm sóc bà.
Sau 6 tháng bà đã khỏi hẳn, lúc này bà đã bắt đâù yêu quí tôi, đi đâu cũng khoe con dâu chăm sóc, bà còn đưa tiền cho chúng tôi mua vé máy bay về Việt Nam thăm gia đình, gửi nhiều quà cho gia đình tôi như thay lời cảm ơn gia đình tôi đã sinh ra người con gái Việt Nam giàu lòng nhân hậu, vị tha.
Sau đó chồng tôi bị ung thư da do ngày trẻ đi tắm nắng nhiều quá, tôi trồng mướp đắng, kiên trì haí lá và quả đun nước cho chồng uống và tắm, một thơì gian sau những nốt sần đen trên da không mọc nưã.
Khi bác sĩ báo tin chồng tôi bị ung thư anh buồn lắm, tinh thần suy sụp, tôi một mặt tắm và uống mướp đắng vừa động viên an uỉ để kiên trì chưã bệnh sau 3 tháng tình hình đã được cải thiện rõ rệt các mụn den trên da biến mất.
Anh cười cảm ơn tôi và nói rằng sự lưạ chọn của anh là không nhầm, anh đã có cuộc sống bên tôi thoải maí đầm ấm.
Bây giờ cả gia đình anh đều nói tự hào có một con dâu người Việt Nam.
Bài viết này của tôi cũng đề cập tới vấn đề nhạy cảm là xung đột sắc tộc và tôn giáo, nhưng tôi cho rằng mỗi người Việt Nam nên tích cực gìn giữ và xây dựng hạnh phúc trên quê hương thứ hai là nước Đức bằng tấm lòng nhân hậu thuỷ chung, đấy chính là sức mạnh mềm cuả dân tộc Việt Nam.
Phạm Trần Thịnh – Berlin