‘Lấy ai cũng được, miễn là hạnh phúc và để yên cho người khác hạnh phúc. Đừng mang thuyết âm mưu với vài trải nghiệm nghèo nàn ở giếng của mình đem ra làm hệ quy chiếu cho cuộc sống của người khác’, cô vợ chia sẻ.

Câu chuyện gái Việt cưới trai Tây chẳng còn hiếm hoi. Tuy nhiên, vấn đề tài chính xung quanh luôn là việc gây tranh cãi. Trong một nhà, vợ chồng có nên sòng phẳng về tài chính hay không?

Mới đây, Hà Trần Yến Nhi – một người vợ làm dâu đất Đức đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này. Bài viết rất được quan tâm trên mạng xã hội.

Chồng chi 200% chi phí sinh hoạt trong nhà, vợ làm ra tiền để dành tiết kiệm

1. Vợ chồng có nên sòng phẳng về tài chính hay không?

Câu trả lời của mình là không. Mình không tin vào bình đẳng giới và cũng không bao giờ cần tới quyền này. Mọi khi mình nói giảm cho bớt lố là Jonas chi 80-90% sinh hoạt gia đình. Nay mình xin khai thật lòng là Jonas chi 200%. Trong đó 100% tất cả chi phí cuộc sống bình thường, 100% còn lại là cho thêm tiền hàng tháng và chi cả những chi phí cho bố mẹ mình.

Thế tiền mình kiếm ra để làm gì? Mình kiếm tiền cũng khá được nhưng đút hết vào túi, vào ngân hàng, vào đầu tư để còn giúp đỡ bố mẹ vượt qua khủng hoảng tài chính và giúp đỡ những người khác. Jonas không phải lo cho ai ngoài mình, thì chi 200% là đúng rồi.

42 1 Hon Nhan Cua Vo Viet Chong Tay Rach Roi Tien Bac Cung La Cach The Hien Muc Do Yeu Chong Toi Luon Chi 200 Cho Gia Dinh

Hà Trần Yến Nhi với bài viết gây sốt MXH

Jonas có phiền không? Tất nhiên là không, trái lại còn rất vui và tự hào. Thường xuyên bảo: ‘Anh là người duy nhất ở chỗ A, chỗ B này lo được mọi thứ cho bạn đời nên thấy cuộc sống ý nghĩa hơn họ’.

Đấy là bọn mình chưa hề sống ở châu Á. Những anh Tây về Việt Nam hay châu Á lâu rồi thì bắt buộc cũng phải biết và tuân theo cái văn hóa, tư duy sống trong tình yêu, hôn nhân của chúng ta.

Trừ khi bạn thật lòng muốn chi trả sòng phẳng với bạn trai, thì hãy cứ vui vẻ tiếp tục làm và đừng bị ảnh hưởng bởi ai. Còn nếu không, thì hãy nhớ rằng đừng thỏa hiệp với một mối quan hệ mà người đàn ông không sẵn sàng tiếp thu tư duy Á Đông mà muốn sòng phẳng mọi thứ với bạn.

2. Kẻ thất bại mới lấy những cô gái Việt?

Hôm trước đọc được vài bình luận ở một post nào đó có chị nói Tây mà ‘ngon’ họ sẽ lấy các cô gái Tây chứ lấy gái Việt làm gì. Rồi thì có cái hội các anh mỉa mai những ai lấy chồng Tây. Mình đọc chỉ biết cười để họ tự vui sướng với nhận thức kém cỏi của bản thân.

Mình có hai người bạn gái ở Hà Nội lấy hai anh chồng người Đức. Một người lấy giám đốc hậu mãi hãng xe ô tô xa xỉ đặt chi nhánh ở Việt Nam. Một người lấy quản lý khách sạn 5 sao to đùng.

Hôm mình đi ăn tiệc Bayern trong Sài Gòn cũng thấy tất cả mấy anh CEO, manager người Đức đều có vợ/bạn gái người Việt. Cả hai người bạn của mình đều xinh đẹp, nữ tính, sexy, có tri thức.

Chắc chắn họ thà ở vậy chứ không bao giờ lấy mấy anh trong cái group bỉ bôi đàn bà vì tầm của họ phải lấy giám đốc, manager người Đức chứ.

Các anh các chị lấy mấy ông Tây chẳng ra gì làm mẫu số chung cho trai Tây mà không thấy ngượng cái bàn phím à?

42 2 Hon Nhan Cua Vo Viet Chong Tay Rach Roi Tien Bac Cung La Cach The Hien Muc Do Yeu Chong Toi Luon Chi 200 Cho Gia Dinh

Gia đình hạnh phúc của Yến Nhi

42 3 Hon Nhan Cua Vo Viet Chong Tay Rach Roi Tien Bac Cung La Cach The Hien Muc Do Yeu Chong Toi Luon Chi 200 Cho Gia Dinh

42 4 Hon Nhan Cua Vo Viet Chong Tay Rach Roi Tien Bac Cung La Cach The Hien Muc Do Yeu Chong Toi Luon Chi 200 Cho Gia Dinh

3. Các cô gái Việt cũng có những dễ dãi

Cái này thì quả nhiên chính xác. Cái dễ dãi ở đây mình không nhắc tới việc quan hệ tình dục vì trong chuyện này chẳng ai nên đánh giá ai nếu không vi phạm đạo đức và luật hôn nhân gia đình.

Cái dễ dãi này là việc gái Việt dễ thỏa hiệp dưới tiêu chuẩn và mong đợi của bản thân. Rất nhiều bạn gái xinh xắn, kiếm ra tiền nhưng chấp nhận những mối quan hệ không tên với mấy ông Tây đểu.

Trừ khi bạn thực sự cũng là mẫu chỉ thích hẹn hò, thật lòng không thích quan hệ nghiêm túc thì ổn. Chứ ai lại để bản thân cặp kè cả năm trời rồi sợ, không hỏi rõ ràng về mục đích của mối quan hệ như thế?

Dễ dãi nữa là phải nhún nhường nói chuyện về tài chính. Họ là đàn ông sức dài vai rộng, sống ở nơi sướng như Việt Nam thì càng phải biết galant, biết lo cho bạn gái còn đang vất vả chứ.

Họ mới phải nhún nhường mà làm theo những phong tục tập quán của người Việt mình, thay vì mình sợ mà đi hỏi khắp nơi là đòi sòng phẳng chi tiêu có phải do khác biệt văn hóa không.

Văn hóa nào đi chăng nữa thì đàn ông cũng là con đực, là kẻ mạnh hơn. Tâm sinh lý phân chia rõ ràng ai nên bảo vệ, lo lắng cho ai. Tranh luận bình đẳng ở đây có nghĩa lý gì.

Bình đẳng thì đàn ông chửa đẻ, đàn bà đi làm cũng được. Lúc ấy tha hồ mà sòng phẳng, chưa muộn.

Không phải người con gái nào sinh ra cũng mạnh mẽ, cũng là con nhà giàu, nhất là ở Việt Nam. Rihanna giàu như thế vẫn yêu người giàu hơn gấp mấy lần như hoàng tử Ả Rập đó thôi. Beyonce ‘nghèo’ quá nên phải lấy Jay Z tỉ phú tài phiệt trong giới âm nhạc?

42 5 Hon Nhan Cua Vo Viet Chong Tay Rach Roi Tien Bac Cung La Cach The Hien Muc Do Yeu Chong Toi Luon Chi 200 Cho Gia Dinh

4. Nồi nào úp vung nấy

Nói đi cũng phải nói lại. Thời đại trước còn do nhiều yếu tố gia đình, hoàn cảnh tác động. Còn thời này đến với nhau số đông là nồi nào úp vung nấy.

Một anh giám đốc hãng xe nổi tiếng lấy cô vợ Việt tất nhiên vì cô ấy không vừa lười, vừa bẩn, nhà cửa luộm thuộm, ăn nói vô duyên mà cứ đòi cành cao cành bổng.

Một anh quản lý khách sạn 5 sao lấy cô vợ Việt tất nhiên vì thấy những điều đặc biệt ở cô như vừa xinh, vừa sexy, vừa thông minh mà vẫn đảm đang tháo vát việc trong nhà…

Muốn lấy một người chồng tốt, dù mang quốc tịch nào thì bản thân cũng nên tích cực tu thân để luôn là phiên bản tốt nhất của chính mình, khiến mọi đàn ông thèm muốn. Chứ trên đời này không phải may mắn tự rơi vào đầu ai đâu ạ.

5. Lấy Tây hay Việt?

Mấy anh bạn thân nối khố của tôi, là bạn thì trên cả tuyệt vời. Nhưng xét trên góc độ chúng nó hành xử với người yêu hay vợ thì thi thoảng tôi vẫn chửi vì dở hơi. Tôi thấy tấm gương rất nhiều đàn ông Việt thật tốt chính là thời của ông bà chúng ta. Có công nhận không? Ví dụ ông ngoại tôi là hoàn hảo theo đánh giá của tất cả con cái.

Lấy ai cũng được, miễn là hạnh phúc và để yên cho người khác hạnh phúc. Đừng mang thuyết âm mưu với vài trải nghiệm nghèo nàn ở giếng của mình đem ra làm hệ quy chiếu cho cuộc sống của người khác”.

42 6 Hon Nhan Cua Vo Viet Chong Tay Rach Roi Tien Bac Cung La Cach The Hien Muc Do Yeu Chong Toi Luon Chi 200 Cho Gia Dinh

Hai vợ chồng có nhiều chuyến du lịch trong năm.

Với đàn ông, chuyện tài chính cũng là thước đo mức độ yêu

Hà Trần Yến Nhi là cái tên quen thuộc trong cộng đồng mạng với những bài đăng thể hiện quan điểm rất sắc bén. Hơn nữa, cô còn khiến người ta xuýt xoa bởi có một anh chồng Tây đẹp trai và cậu con lai Liam kháu khỉnh.

Nói về quan điểm rất thẳng thắn trên, cô vợ Việt chia sẻ: “Mình viết bài đó sau khi đọc bài đăng của bạn gái trong một group. Bạn đó muốn hỏi ý kiến của mọi người khi chồng nói rằng phải chia tiền sinh hoạt phí và nếu chồng làm nhiều hơn thì sẽ chi nhiều hơn. Mình đọc xong và cảm thấy lạ vì mọi người lại bình luận là bình thường. Từ ‘nếu’ của anh chồng đó rất có vấn đề.

Mình thấy rằng rạch ròi trong chuyện tiền bạc thể hiện luôn mức độ yêu. Nếu thực sự yêu thương, gắn bó thì người đàn ông tốt không cần nói và trao đổi về điều này, nhất là khi đã quyết định sống cả đời với nhau.

Cái kiểu cứ ngồi chia đôi tiền sinh hoạt rồi quy định ai đóng bao nhiêu, ai đóng thế nào thì thể hiện rõ rằng anh ta rất tính toán cả với chính cô vợ của anh ấy”.

Cũng trong bài chia sẻ, Nhi tuyên bố người bạn đời Jonas chi toàn bộ tiền sinh hoạt trong nhà. Và cũng chưa một lần, Jonas phải than vãn hay nhắc nhở gì về chuyện vợ đóng góp.

“Anh ấy coi chuyện chi tiền sinh hoạt là điều tất nhiên. Hơn nữa, thu nhập anh ấy gấp 6, 7 lần mình thì có gì đâu để mà tranh luận.

Vấn đề tiền nong, nhà mình chỉ đề cập và nói đến khi tính sẽ đi du lịch lâu hay bàn chuyện tiết kiệm sau này mua nhà, mua tài sản thôi.

Lo lắng về chuyện tiền bạc cũng từng có giữa hai người. Khi ấy mình mới sinh Liam, anh Jonas vẫn đang vừa học vừa làm và làm đồ án tốt nghiệp. Sau đó một thời gian anh ấy bị nợ trong thẻ tín dụng, khi đó mình có tiền tiết kiệm và giúp. Anh ấy có trả lại số tiền đó đấy chứ.

Khi sống với nhau chẳng ai tính toán hay so đo hơn kém làm gì hết, cũng chẳng chia ra đóng góp bao nhiêu gì đâu. Bây giờ công việc anh ấy tốt hết lên, thu nhập cũng khoảng 10 nghìn euro/tháng và chi tiêu toàn bộ cho gia đình”.

Không chỉ chi tiêu bình thường mà người bạn đời của chị Yến Nhi cũng rất hay đưa vợ đi du lịch, thay đổi không khí. Như thường lệ, toàn bộ chi phí các chuyến đi đều là do anh Jonas bỏ ra.

“Cứ ba tháng nhà mình đi du lịch một lần. Tháng 10 sắp tới mình sẽ đi Ý, tháng 1 năm sau về Việt Nam ăn Tết rồi đi Malaysia.

Đầu năm đến giờ mình và anh ấy đã cùng về Việt Nam, đi CH Czech, Áo, Pháp, Ireland. Khi về Việt Nam mình cũng chi chút xíu thôi còn đâu anh ấy chi hết chứ thu nhập của mình đâu có đến mức suốt ngày đi du lịch như vậy”.

Đúng là vấn đề tiền nong luôn khiến người ta phải để ý sau hôn nhân. Tuy nhiên, chuyện người đàn ông quá rạch ròi, chia phần để bạn đời chi trả là việc khó lòng chấp nhận được trong văn hóa Á Đông. Chẳng hiếm mối quan hệ tan vỡ chính vì xích mích chuyện tiền bạc.

Có lẽ, các cặp vợ chồng trước khi tiến đến hôn nhân nên nói chuyện về vấn đề này. Các cô gái muốn không uất ức, nghĩ ngợi thì hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm bản thân. Nếu cuối cùng không thể giải quyết ổn thỏa thì chia tay cũng là một giải pháp bởi suy cho cùng, gắn bó với một người chi ly thì lấy gì ra đảm bảo hạnh phúc!

Nguồn: An Thanh 

Báo Tổ Quốc

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC