Mình đã kể cho người Đức nghe sự khác biệt về văn hóa chào hỏi ở VN.
Văn hóa mình thường hỏi
“Bạn đi đâu đấy?/Bạn ăn cơm chưa ?"
và bạn mình rất thích thú mỗi khi gặp mình thay vì hỏi “wie geht es dir”? bạn hỏi “Hast du Reis gegessen?” (bạn ăn cơm chưa?:)
Điều đầu tiên là khoản cám ơn và xin lỗi.
Người Việt với nhau khi đến nhà nhau ăn, ra về nói cám ơn về bữa ăn cứ cảm giác khách sáo, đến chủ nhà cũng bảo khỏi khách sáo. Nhưng với người Đức thì đó là chuyện phải nói.
Một cú va chạm nhỏ trong lúc làm việc người Đức cũng quay ra xin lỗi rất rõ ràng.
Sống lâu trong văn hóa đó, bạn cũng sẽ dần quen với điều đó.
Trong cuộc sống sẽ có lúc bạn vô tình mà quên, có thể bạn ko nhớ là bạn chưa nói cám ơn hay xin lỗi hoặc bạn cho rằng bạn ko có làm lỗi để mà xin, nhưng biết đâu người Đức thấy bạn không hề nói gì và đánh giá không tốt về bạn.
Điều đầu tiên nên ghi nhớ khi ở Đức: Cám ơn và xin lỗi
Điều thứ hai là văn hóa xếp hàng.
Bạn chờ lên bus hay lên tàu. Bạn phải xếp hàng chờ nếu như có đông người. Trước tiên bạn phải chờ cho tất cả hành khách trên tàu và Bus xuống hết rồi bạn mới được lên. Nếu số người chờ lên Bus và tàu đông bạn cũng nên kiên nhẫn chờ tới lượt mình. Bạn cứ yên tâm Bus sẽ không chạy mất nếu bạn chưa lên đâu. Mình cứ nhớ việc đi Bus khi ở VN cứ phải chen lấn xô đẩy nếu không bác tài đóng xầm cửa phát là khỏi lên /xuống luôn.
Ngoài ra ở siêu thị hay các cửa hàng mua sắm là mình chứng kiến cảnh xếp hàng thường xuyên nhất. Tất cả người dân Đức họ rất kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt mình. Nếu như bạn muốn được thanh toán hay được phục vụ trước bạn có thể xin phép người đứng trước mình nhưng cũng phải tùy hoản cảnh, nhỡ người ta cũng đang vội như mình.
Và đừng quên nói lời cám ơn nếu họ cho bạn lên trước!
Và nếu họ trước bạn mà bạn vô tình chen nên trước, họ nhắc bạn là bạn nên xin lỗi!
Chào hỏi là nét văn hóa hàng ngày như bữa ăn vậy.
Buổi sáng ngủ dậy, cha mẹ con cái đều chào nhau “morgen” (chào buổi sáng), tới chỗ làm vào buổi sáng đồng nghiệp gặp mình họ đều chào “morgen, Thuy!”.
Nếu bạn làm việc với khách hàng thì tất nhiên sẽ không nói thân mật nữa mà phải lịch sự hơn “Guten Morgen, Frau Herget/Herr Herget. Tới giờ nghỉ ăn trưa đồng nghiệp gặp nhau đều chào nhau “Mahlzeit”.
Bạn đừng quên kèm theo tên nhé!
Đó cũng là điều cần phải nhớ, nếu bạn biết tên bạn nên chào kèm theo tên, nếu chưa biết phải hỏi cho biết và nên nhớ. Vợ chồng, cha mẹ con cái họ cũng chào nhau bằng tên riêng thân mật, khác với văn hóa Việt, con cái không gọi tên riêng của cha mẹ (phạm húy).
Ví dụ mẹ chồng mình tên Renate. Chồng mình thường bảo món quà này của Re v.v….hôm nay sinh nhật Re v.v…
Đặc biệt nữa, mẹ chồng mình tới thăm gia đình mình, lúc về chồng mình ôm hôn mẹ và nói “Danke für dein Besuch” (cám ơn mẹ đã đến thăm) và kommt gut nach Haus (đi về cẩn thận) hay schöne Abend noch (chúc buổi tối vui vẻ) v.v…
Tương tự như vậy, nếu bạn tan làm ở công sở sẽ chào nhau “schöne Feierabend” và nếu cuối tuần thì “schönes Wochenende”.
Nếu chia tay nhau sẽ “mach gut!”, tschüß v.v…
Gia đình mình thường xuyên đi dạo trên cánh đồng vào những ngày đẹp trời, gặp những người dân đi ngược lại mặc dù không quen biết cũng chào nhau Hallo, Grüß Gott v.v….
Bạn tới công ty và biết một đồng nghiêp có ngày sinh nhật, bạn sẽ ra ôm hôn và chúc “Alles Gute zum Geburtstag”! v.v…
Mình đã kể cho người Đức nghe sự khác biệt về văn hóa chào hỏi ở VN.
Văn hóa mình thường hỏi
“Bạn đi đâu đấy?/Bạn ăn cơm chưa ?và bạn mình rất thích thú mỗi khi gặp mình thay vì hỏi “wie geht es dir”? bạn hỏi “Hast du Reis gegessen?” (bạn ăn cơm chưa?:)
Văn hóa tiếp theo nữa là Termin (đặt lịch hẹn).
Bạn gặp gỡ bạn bè, bạn đi khám bác sỹ, bạn muốn nói chuyện với giáo sư. Bạn muốn đến thăm bố mẹ chồng. Bạn phải đặt Termin (đặt hẹn).
Cuộc sống ở Đức ai cũng bận rộn và có cuộc sống riêng nên để gặp được nhau phải đặt hẹn.
Mình có 2 cô bạn Đức mỗi lần muốn gặp nhau rất khó vì thời gian của mình hợp với bạn này còn bạn kia lại không rảnh, nên để gặp cả 3 cùng lúc là cả một vấn đề.
Mẹ chồng mình đến nhà mình cũng phải đặt hẹn, vì mình phải vừa đi học vừa đi làm, thời gian khác với của chồng, mà mẹ chồng mình cũng đi làm, nên để thỏa thuận được gặp mặt cả nhà rất khó.
Das "Zauberwort"
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp nữa là đừng bao giờ quên từ "Bitte" (làm ơn). Người Đức gọi đó là "Zauberwort".
Nếu bạn nhờ ai đó làm gì cho mình mà quên từ đó, người nghe cho rằng bạn đang ra lệnh và như thế sẽ gây phản cảm.
Also bitte denk daran:
Im Deutschen ist es wichtig, das Wort "bitte" zu benutzen, sonst klingt deine Aussage wie ein Befehl und das ist unhöflich!
Nguồn: FB Thuy