Lời tòa soạn:  Trẻ Việt sang Đức nhập cư ở tuổi thiếu niên sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề gì mà cha mẹ, người thân đôi khi không lường trước hết được.

 Những thông tin trong bài viết dưới đây thực sự hữu ích cho những ai đang hoặc sắp ở trong hoàn cảnh như vậy . 

Phần 1: Hòa Nhập Như Thế Nào ?

Đa số những đứa trẻ sang Đức theo diện đoàn tụ gia đình ở lứa tuổi từ 12 đến 14, thông thường sẽ có hai trường hợp xảy ra sau đây .

Nếu đứa trẻ nào ở Việt Nam được người thân (thường là ông bà) nuông chiều , không phải làm gì cả, muốn gì được nấy. Thì khi sang Đức, sẽ cảm thấy như chới với , vì cái gì cũng phải tự làm , không còn muốn gì được nấy như ở Việt Nam .

Chuyện này rất thường xảy ra, vì tâm lý ông bà ở Việt Nam muốn bù đắp những thiếu hụt về tình cảm do thiếu vắng sự gần gũi và giáo dục của cha hoặc mẹ.

Cho nên những đứa trẻ này khi rời VN , sẽ cảm thấy như bị sốc vì quá đột ngột và hụt hẫng . 

Còn trường hợp thứ hai, là đứa trẻ đó nếu sống ở VN mà khổ cực, phải tự làm mọi thứ, không được người thân trong gia đình như ông bà hay cô chú yêu thương hoặc nếu có thì cũng rất ít.

Nếu trẻ nào rơi vào trường hợp này, thì khi sang Đức , mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn so với những đứa trẻ trong trường hợp đầu .

Nhưng trường hợp thứ hai thường không nhiều lắm, nếu không nói là hiếm.... 

Những đứa trẻ nhập cư ở tuổi thiếu niên - 0

Cho nên, bài viết của tôi về những đứa trẻ nhập cư, chỉ dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước mà có con sang Đức theo diện đoàn tụ ở lứa tuổi thiếu niên từ 12 đến 14 tuổi.

Có nhiều người thắc mắc là tại sao lại từ 12 đến 14 mà không phải là 16 hay 17? Điều này có thể được giải thích như sau :

Vì lứa tuổi từ 12 đến 14 là lứa tuổi mà ở Đức, người ta thường gọi là đang ở trong giai đoạn... nửa trẻ con nửa người lớn.

Ở tuổi này, tâm lý thường không ổn định, vì nghĩ mình đã lớn, nên lúc nào cũng muốn làm theo ý bản thân . Và cũng rất dễ bị tổn thương nếu cha mẹ làm điều gì không vừa ý , đôi khi suy nghĩ lệch lạc hoặc làm nhiều chuyện dại dột . 

Cho nên, đó cũng là lý do mà tại sao chính phủ Đức chỉ muốn cho trẻ em theo đoàn tụ gia đình ở lứa tuổi từ 12 trở xuống , vì càng nhỏ thì càng dễ dạy và hòa nhập nhanh hơn so với những lứa tuổi khác.

Còn về phần cha mẹ, khi đưa con sang ở tuổi này , thì cũng nên lường trước một vài rắc rối nhỏ khi trẻ sang chung sống.

Vì khoảng 98% những đứa trẻ đó sống với ông bà ở VN nhiều hơn với cha mẹ , nên thường được nuông chiều khá nhiều .

Cho nên cha mẹ cần phải làm một số việc trước khi trẻ lên máy bay sang Đức đoàn tụ với gia đình

+ Thường xuyên gọi điện về trò chuyện cùng con nhưng thực chất để "thăm dò " cách sống của con mình với người thân được "nuông chiều " ở mức độ nào, ra sao, để có thể tìm cách " ứng phó "

+ Nếu trẻ rơi vào trường hợp được chiều chuộng như tôi kể trên , thì đừng vội nói với ông bà hay khuyên con mình nên làm thế này thế kia.

Vì tất cả đều vô ích, đừng quên rằng bạn ở cách xa đến nửa vòng trái đất. Dù có nói cũng chẳng giải quyết được gì , mà còn gây căng thẳng và lo lắng thêm cho trẻ , sẽ làm cho chúng có khoảng cách với cha mẹ khi chúng chưa rời Việt Nam

+ Hãy gởi cho chúng xem những clip về nước Đức , clip sinh hoạt gia đình cuối tuần , clip anh chị em chúng ( nếu có)đang tự dọn dẹp phòng hoặc giúp cha mẹ những việc lặt vặt ( đương nhiên với thái độ vui vẻ và bình thường) .v.v .. để cho trẻ có thể hiểu chút ít về đất nước chúng sắp sang và được nhìn thấy những cảnh sinh hoạt gia đình, để tập cho trẻ quen dần và sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ khi sang Đức

+ Khi sang tới Đức , ngoài việc giải thích cho trẻ hiểu là chúng sẽ sống ở đây lâu dài và cũng là quê hương thứ hai của chúng , và việc kế tiếp là phải đăng ký học tiếng cho trẻ càng nhanh càng tốt.

Ở lứa tuổi này thì không còn sợ chúng quên tiếng Việt như những trẻ sinh ra ở Tây nữa , nên hãy để cho chúng học tiếng Đức mọi lúc mọi nơi ,không dồn dập quá mà cũng không nên trễ quá.

+ Khi trẻ chính thức vào học ở trường mà thông thường sẽ học lùi lại một năm , ví dụ như ở VN học lớp 5 thì sang Đức sẽ là lớp 4.

Trước khi trẻ đi học, nên trò chuyện với trẻ và nhấn mạnh việc học là cho bản thân chúng chứ không phải cho cha mẹ, học hành tốt hay không đều liên quan đến tương lai và công việc ổn định sau này.

Đương nhiên đừng nói cao quá vì dù sao chúng cũng vẫn còn là trẻ con, còn nói sơ sài quá thì chúng cũng chẳng hiểu gì cả .

Mà cần phải nói cho rõ ràng và luôn sát với thực tế .

+ Khi trẻ đã đi học , nên dành thời gian theo sát việc học hành và luôn hỏi han nếu chúng ở trường về mà không vui, để có thể biết con mình ở trường có bị bắt nạt hay cãi nhau với bạn bè hay không , để có thể kịp thời can thiệp.

Tuy rằng ở Đức ít khi xảy ra nhưng không phải không có .

+ Cha mẹ cũng tránh kể lể với con là mình ở Đức làm khổ cực để có tiền cho con sau này , vì nói như thế sẽ vô tình làm cho trẻ cảm thấy giống như gánh nặng trong nhà và trách nhiệm quá nặng nề....

Với lại ở Đức , kiến thức mới quan trọng , tiền bạc cũng rất cần nhưng không quyết định tất cả. Nói với con cái như vậy có khác gì đặt nặng về tiền bạc và coi nhẹ việc mở mang kiến thức học hành

+ Việc chọn trường cũng rất quan trọng , không nên chọn trường nào mà nhiều trẻ nhập cư quá .Không phải là phân biệt gì cả.

Vì trẻ cần nói chuẩn tiếng Đức ( dù chỉ khoảng 70%) và trò chuyện nhiều với trẻ em người Đức để nâng cao tiếng Đức của chúng ..

Bởi vì nếu học ở trường có nhiều trẻ nhập cư , nếu có bạn là người Việt ( không sinh ra ở Đức) thì lại nói tiếng Việt tiếp , còn trẻ con đến từ nước khác thì chúng lại trò chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ của chúng trong giờ giải lao ,do đó, cha mẹ nên chú ý kỹ điều này .

Nói tóm lại, dù không biết sau này hướng đi của chúng sẽ như thế nào khi chúng trưởng thành Nhưng hiện tại hãy tạo cho con mình ở lứa tuổi này một tâm lý thoải mái để hòa nhập một cách dễ dàng trong cuộc sống ở Đức .

Vì chúng sang Đức ở cái tuổi cũng hơi muộn màng, chưa kể thiếu vắng tình cảm cha hoặc mẹ trong một thời gian khá dài .

Dù chúng được ông bà thương yêu chiều chuộng, cũng không thể nào thay thế bằng tình cảm cha mẹ được.

Nhưng không vì thế mà lập lại những gì mà người thân ở VN đã làm, vì cách sống ở Tây khác xa VN .

Và cũng đừng quên là đón con sang với mục đích chính là muốn con mình có một tương lai tốt đẹp hơn ở quê nhà.

Nhiều người muốn mất tiền cho con sang học để có kiến thức mà còn khó , huống chi đã đưa được sang ....

Có thể trẻ sẽ gặp một số khó khăn lúc đầu , nhưng nếu được sự quan tâm và chăm sóc tốt của cha mẹ. Thì cái được của chúng về sau sẽ nhiều hơn cái mất.

Điều đó có thể ví như những vì sao , nếu không nhờ có màn đêm thì không thể nào lấp lánh được.

 

Tác giả: An Thanh Le

Nguồn: Facebook




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC