Tìm nhân viên giỏi rất khó. Chủ tiệm nails nào cũng đau đầu để giữ các nhân viên lâu năm, tay nghề cao, bởi những người thợ này nghỉ thì chủ tiệm còn đau đầu hơn.
Theo bài viết của NAILPRO Magazine, đây là sáu cách để chủ tiệm nails giữ các thợ tay nghề cao.
Cho thợ thấy được mục đích khi làm việc ở tiệm này
Chủ tiệm nên cho những người thợ thấy được nét đặc biệt của tiệm mình. Phải cho thợ thấy được những gì mà chủ tiệm muốn đạt được khi thuê họ.
Nhiều chủ tiệm nails cho riêng từng người thợ đảm đang một trách nhiệm riêng để họ làm hết mình.
Ngoài ra, chủ tiệm nails còn có thể tìm một lãnh vực gì đó để những người thợ có thể làm chung với nhau.
Nguyên tắc rõ ràng
Nhiệm vụ của chủ tiệm, hoặc người quản lý là đào tạo, trau dồi tay nghề cho thợ nails.
Phải đánh giá khả năng làm việc của nhân viên rõ ràng. Những điều gì có thể giúp nhân viên thành công trong nghề phải nói ra cho họ biết.
Ngoài ra, tiệm nails còn phải có luật lệ rõ ràng. Làm gì cũng phải theo luật lệ của tiệm.
Chú ý đến nhân viên
Khi nhân viên đang làm việc, chủ tiệm phải quan sát nhân viên. Chủ không thể nào làm việc của chủ thôi, mà không để ý đến nhân viên trong giờ làm việc.
Quan sát nhân viên mới biết được họ làm việc ra sao. Ai làm giỏi thì nên khen họ, để họ biết chủ tiệm là người biết quan sát. Nên khích lệ nhân viên nhiều hơn.
Minh bạch rõ ràng
Chủ tiệm phải nói chuyện rõ ràng với nhân viên. Nhiều tiệm bị mất thợ chỉ vì chủ tiệm thiếu sự liên lạc với nhân viên.
Chủ tiệm cần cho nhân viên biết càng nhiều điều liên quan đến tiệm nails, càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp họ hiểu được tình trạng làm ăn của tiệm, như chi phí tốn bao nhiêu mỗi tháng…
Không cần phải nói quá rõ ràng đến từng con số, chỉ cần cho họ biết đại khái để nắm rõ tình hình thôi.
Có thái độ quan tâm đến nhân viên
Nhiều nhân viên nghỉ việc chỉ vì chủ tiệm không nói năng gì với họ trong lúc làm việc, không chỉ ra chỗ nào sai để họ sửa.
Để tránh những trường hợp như vậy, chủ tiệm nên bắt đầu từ lúc thuê thợ. Nên cho họ biết rằng họ được thuê để phụ trách một công việc nào đó, và bắt họ bảo đảm thật thà.
Chủ tiệm nên cho người thợ thấy mình quan tâm đến công việc, nhân viên. Nên hỏi nhân viên cần chủ giúp ở đâu, hay người chủ cần làm gì để nhân viên làm tốt hơn.
Ngoài ra, chủ tiệm còn phải biết giữ sự thoải mái trong tiệm. Nếu thấy không khí căng thẳng quá, phải họp với nhân viên để tìm nguyên do, rồi giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn.
Tạo động lực cho nhân viên.
Ai làm việc cũng có động lực theo một trong hai phía: trong và ngoài.
Những người làm việc với ‘động lực trong’ thường rất yêu nghề, hay suy nghĩ về bản thân, và lúc nào cũng muốn nâng cao tay nghề của mình. Với những người này, chủ tiệm phải quan sát họ nhiều, và khen họ vì lúc nào cũng có sự cố găng trau dồi tay nghề.
Những người làm việc với ‘động lực ngoài’ thường hay muốn các phần thưởng có giá trị vật chất.
Vì vậy, chủ tiệm nên biết động lực của từng nhân viên, và nên tìm cách dò hỏi động lực của họ.
Nguồn: Người Việt.