Nghe qua có thể giật mình nhưng đó hoàn toàn là sự thật.
Nếu như cách đây 20 năm về thì Việt kiều gửi trọn niềm tin vào những người Việt sống tại quê nhà. Rất đồng cảm cho cuộc sống thiếu thốn ở quê hương nên người Việt Nam gửi thư sang hay điện thoại sang xin cái gì, cần cái gì dù khó mấy Việt kiều cũng ráng “cày, bừa” để mua cho được gửi về gia đình ở Việt Nam.
Ảnh: Internet
Người trong nước thì cứ thế xin vô tội vạ.
Hết nhà đến xe, tiền sinh hoạt, đồng gia dụng, đồ dùng cá nhân và cả những món xa xỉ mà bản thân Việt kiều làm quanh năm cũng không giám mua cho chính mình. Vì thương gia đình mà "gồng" mình để mua gửi rồi trả nợ nơi xứ người.
Càng gửi nhiều, càng dễ dàng thì càng không biết quý trọng và cho rằng Việt kiều sướng lắm thứ gì cũng có, xin là cho ngay... Đến khi Việt kiều về nước lại tay xách nách mang quà cáp đủ đầy và về đến nơi thì mới biết người trong nước còn sung túc hơn mình. Không thiếu thứ gì thế mà cứ gọi điện là than đau ốm, làm nhà, làm cửa, thằng Tí đi học, con Na đám cưới... Việt kiều thấy ngao ngán chẳng buồn nghe chuyện. Về đến nơi thì vỡ lẽ. Buồn vì người nhà không thật, đau vì không ai hiểu cho nỗi vất vả của mình mưu sinh nơi xứ người.
Ảnh: Internet
Chuyện gia đình là một để Việt kiều mất niềm tin vào người Việt. Còn một phần tiếp theo là chuyện trăm năm. Xưa ông bà nói chuyện vợ chồng là trăm năm. Ngày nay chuyện vợ chồng giữa người Việt và Việt kiều là chuyện ba năm hay năm năm mà thôi, chỉ cần có thẻ xanh hay quốc tịch là các cô gái thôn quê ngoan hiền bên chồng gọi dạ bảo vâng ngày nào đã không cánh mà bay. Bay cao, bay xa đến mức các anh tìm không ra hoặc tìm ra cũng không về. Đành ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Có đến 80% các cuộc hôn nhân như vậy nên một lần nữa Việt kiều mất lòng tin. Họ nghe ai giới thiệu, hay các cô gái chủ động làm quen thì họ sợ lắm.
Ảnh: Internet
Gia đình đã buồn, tình yêu tan vỡ.
Việt kiều quyết định về Việt Nam đơn thân cho một chuyến du lịch thì lúc này lại bị “chặt chém” vì Việt kiều không biết giá thế là hàng loạt câu chuyện xảy ra: Đi taxi 100 ngàn phải trả 1 triệu, ăn uống 50 ngàn thì thành 500 ngàn, đồ lưu niệm thì 200 ngàn nhưng trả giá 50 ngàn cũng bán luôn...Đánh giầy thì mất luôn đôi giầy, lấy ví mua báo hay kẹo thì tiền đi ví ở lại... Nói chung là rất nhiều điều đáng buồn mà lòng tin của Việt kiều với quê hương ngày càng với.
Thôi thì quê hương là chùm khế ngọt nếu trúng phải trái khế chua thì Việt kiều đành cho thêm tí muối ăn tạm qua ngày.
Nói chung chung như vậy thôi nhưng cũng có rất nhiều người Việt rất tử tế và không phụ thuộc vào Việt kiều vì họ hiểu ở đâu cũng có cái sướng khổ riêng. Ai cũng phải làm mới có ăn. Thuyền to thì sóng lớn, người giàu cũng khóc. Mọi người hãy có cái nhìn khách quan và hãy đặt mình vào vị trí của người khác thì cuộc sống muôn phần tốt đẹp hơn.
Nguồn: VietNamNet