Ngày nay, bệnh nhân mắc bệnh gan ngày càng gia tăng, nguyên nhân liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt của chúng ta. Ví dụ như thói quen thức khuya, uống rượu bia lâu ngày... sẽ làm tổn thương tế bào gan, thậm chí gây ung thư.
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể, đồng thời gan tiết ra mật để tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu chúng ta ăn phải các loại rau có chứa chất độc hại thì gan sẽ tiến hành chuyển hóa chúng để bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều, chất độc tích tụ trong gan sẽ dẫn đến gan bị tổn thương, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan, gây ra các bệnh lý khác.
3 loại rau được xếp vào danh sách đen gây hại cho gan mà bạn nên hạn chế ăn
1. Các loại rau muối chua
Nhiều gia đình thường mua rau về làm dưa muối, tuy rất ngon miệng và dễ ăn nhưng các loại rau muối chua này lại rất không tốt cho sức khỏe. Trong quá trình muối chua, rau sẽ tạo ra một lượng lớn nitrit, khi vào cơ thể sẽ tạo ra nitrosamine, chất này làm tổn thương gan rất nghiêm trọng và dễ gây ung thư gan.
Đồ muối chua có thể gây hại cho gan
Ngoài ra, trong quá trình muối dưa chúng ta cũng cho một lượng lớn muối. Việc ăn nhiều muối khiến hàm lượng muối nạp vào cơ thể vượt quá tiêu chuẩn sẽ dễ gây ra bệnh cao huyết áp.
2. Rau dớn
Rau dớn là một loại rau thuộc bộ dương xỉ mọc dại ở nhiều vùng núi. Ngày nay nó được sử dụng nhiều và coi như một loại rau đặc sản của núi rừng, đặc biệt là của vùng núi Tây Bắc. Sau khi thời tiết ấm dần vào mùa xuân, rau dớn phát triển mạnh và xuất hiện rất phổ biến trên thị trường, món nộm rau dớn ăn rất giòn, được nhiều người ưa chuộng.
Không nên ăn quá nhiều rau dớn
Tuy nhiên, rau dớn có chứa glycosid proto-fern (hợp chất hữu cơ chỉ xuất hiện trong các cây thuộc họ dương xỉ), đây cũng là chất gây ung thư rất mạnh, nếu thường xuyên ăn nộm rau dớn sẽ dễ gây hoại tử tế bào gan, ung thư gan. Vì vậy bạn nên ăn ít loại rau này.
3. Mộc nhĩ ngâm quá lâu
Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ rất cao, nó có chứa polysaccharide có tác dụng loại bỏ độc tố và rác thải trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên, loại nấm khô này muốn sử dụng thì cần ngâm trước khi nấu để chúng nở ra.
Không ít trường hợp nhập viện do ăn mộc nhĩ ngâm lâu
Dù vậy, cần lưu ý rằng nếu ngâm mộc nhĩ quá lâu sẽ sinh ra nấm men gạo và tạo ra axit mycolic, đây cũng là chất gây ung thư hàng đầu. Bên cạnh đó, trong thời tiết ấm dần, mộc nhĩ ngâm lâu cũng có thể bị nấm mốc "chiếm đóng" và sinh ra độc tố aflatoxin, chỉ cần 1mg ăn vào có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư, nếu ăn phải 20mg chất này thì nguy cơ tử vong là rất cao.
Do đó, khi sơ chế mộc nhĩ, tốt nhất bạn không nên ngâm mộc nhĩ trong thời gian quá 45 phút. Mộc nhĩ đã ngâm mà không dùng hết tuyệt đối không thể sử dụng lại.
Theo Pháp luật & Bạn đọc