Đứng trước những thách thức của xu hướng làm việc từ xa, lao động trẻ tự trang bị những kỹ năng gì để thích nghi xu hướng làm việc mới? |
TP.HCM trải qua gần 2 tháng giãn cách xã hội, điều này đồng nghĩa dân văn phòng cũng có chừng ấy thời gian làm việc tại nhà. Để làm việc từ xa hiệu quả, người lao động cần vượt qua nhiều “cám dỗ” mà bình thường không gặp phải.
4 bạn trẻ TP.HCM dưới đây đã làm việc tại nhà từ cuối tháng 5 và thích nghi với cách làm việc mới.
Làm việc hiệu quả, tuy còn một số bất tiện
Công việc của tôi là sáng tạo nội dung nên không phụ thuộc nhiều vào địa điểm làm việc. Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nên đa số quy trình làm việc đều được số hóa, có thể xem là điểm thuận lợi khi làm tại nhà.
Hiện tại, tôi nghĩ mình đạt 90% hiệu quả so với đến văn phòng làm việc. Tuy nhiên, làm việc tại nhà đôi khi hơi bất tiện, mất nhiều thời gian hơn cho việc ký giấy tờ, hợp đồng. Trao đổi trực tuyến cũng có một số hạn chế. Nếu gặp trực tiếp, mọi người có thể bộc lộ cảm xúc, xây dựng thiện cảm và từ đó thấu hiểu lẫn nhau. Tôi nghĩ việc cần thiết khi làm tại nhà là thường xuyên gọi video trao đổi qua lời nói với đồng nghiệp, thay vì 100% bằng văn bản.
Mỗi tuần, phòng nội dung của tôi họp 1-2 lần. Chúng tôi thường gọi video trên Zalo vì thuận tiện, vừa trao đổi nội bộ vừa liên lạc với đối tác. Các tính năng như share màn hình khi gọi video giúp cho việc giao tiếp trực tuyến của nhóm cũng dễ dàng hơn.
''Cuồng chân'' nhưng học được nhiều
Tôi làm việc ở nhà đã hơn 2 tháng, khá “cuồng chân”. Điều tôi muốn làm nhất khi tình hình dịch ổn định là được gặp đồng nghiệp, ăn cơm và đi cà phê cùng nhau.
Khoảng thời gian qua, tôi học được khá nhiều, hữu ích nhất là kỹ năng giải quyết công việc nhanh gọn bằng công nghệ. Trước đây khi gặp mặt trực tiếp, việc cập nhật công việc khá dễ dàng. Nhưng khi làm việc tại nhà, việc chat với từng người tốn kém khá nhiều thời gian.
Công ty tôi sử dụng Zalo để trao đổi công việc. Thay vì nhắn tin hỏi từng người, tôi thường tạo nhắc hẹn với từng bạn trên Zalo khi vừa thống nhất nhiệm vụ. Khi sử dụng thành thạo tính năng này, tôi cảm thấy bản thân rất “high-tech”.
Ngoài ra, tôi và đồng nghiệp cũng thường sử dụng các bộ nhãn dán (sticker) trên Zalo để giải trí khi nói chuyện với nhau. Trong thời gian tới, nếu Zalo thêm filter (bộ chỉnh màu), biểu tượng dễ thương trong tính năng gọi video nhó, các cuộc họp sẽ thú vị hơn.
Tự giác và tìm cách cân bằng
Tôi thấy nhiều người chia sẻ khó phân định ranh giới giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi khi làm tại nhà. Theo tôi quan trọng vẫn ở bản thân mỗi người, khi làm việc ở nhà, tinh thần tự giác phải cao hơn.
Để cân bằng giữa công việc và cuộc sống khi làm ở nhà, tôi chia quỹ thời gian rõ ràng. Từ 8h đến 12h và 14h đến 18h30 dành cho công việc, tôi làm hết năng suất trong quãng thời gian này. Thời gian còn lại dành cho gia đình và bản thân.
Do tính chất công việc trong ngành giải trí, tôi thường gửi file dung lượng lớn qua Zalo. Tôi gửi trực tiếp hoặc chuyển dữ liệu đến đồng nghiệp và đối tác ngay trên khung chat, không phải tải lên nền tảng lưu trữ dữ liệu rồi gửi link.
Công nghệ giúp rút ngắn thời gian làm việc
Thời điểm này khá khó khăn với tôi vì sau thời gian dài làm việc căng thẳng lại không thể ra ngoài để đi cà phê, ăn uống cùng bạn bè. Để giết thời gian, tôi ép mình học thêm gì đó mà trước đây chưa thể thực hiện. Khoảng thời gian ở nhà của tôi vì thế cũng ý nghĩa hơn.
Mọi người thường nghĩ gen Z thuần thục công nghệ và gặp thuận lợi khi làm việc tại nhà, nhưng tôi nghĩ bất cứ độ tuổi nào cũng mất thời gian để thích nghi và phải nỗ lực mới có kết quả. Gen Z có lợi thế hơn khi được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ và Internet từ nhỏ, nhờ đó đỡ mất thời gian khi làm quen với công nghệ để đạt hiệu suất công việc.
Tôi thường dùng tính năng To-do trên Zalo để làm việc với trưởng phòng. Chị ấy quản lý nhiều nhóm nhỏ, nhiều lúc sẽ không nhớ hoặc nắm rõ chi tiết thời hạn duyệt hay phản hồi công việc của từng người một. To-do sẽ tự động nhắc lịch cho chị, khá tiện và dễ dùng.
Giang Ngân Nhi
Nguồn: Zingnews.vn