Chủ tịch HNV TP.HCM: "Chuyện cơ cấu, tôi cũng được tham gia!""Chuyện cơ cấu, tôi cũng có được tham gia vào đấy cùng với những người khác. Nhưng không thể nói chuyện các nhà văn phải bỏ phiếu cho người này hay người kia" - Tân Chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM Lê Quang Trang.

LTS. Đại hội Hội nhà văn Việt Nam từ trước tới nay thường là cuộc gặp gỡ của những người giỏi ăn giỏi nói, lại luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc yêu văn chương và kỳ vọng vào văn học nước nhà. Chính vì vậy mà nó được người trong giới gọi là đại hội "lắm chuyện" nhất trong các đại hội thuộc chuyên ngành văn hóa - nghệ thuật. Đầu tháng 8/2010 Đại hội toàn thể Hội nhà văn Việt Nam mới được tổ chức tại Hà Nội nhưng ngay từ lúc này trên các diễn đàn mạng chuyện làng văn đang nóng lên từng ngày. Chúng tôi xin bắt đầu chuyên đề về đại hội Hội nhà văn  Việt Nam từ thành phố Hồ Chí Minh, nơi đã xảy ra những "bất ngờ thú vị" đầu tiên. Xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Lê Quang Trang - Tân chủ tịch Hội nhà văn TP HCM.

Không phải cứ muốn là có tác phẩm hay

Chủ tịch HNV TP.HCM:
Nhà văn Lê Quang Trang: - Tôi với miền Nam không có gì xa lạ, vì những năm sau giải phóng, tôi đã làm công tác văn hóa, văn nghệ ở đây và có nhiều nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ trong các đô thị miền Nam. Với tôi, đó là những thuận lợi khi nhận chức vụ này. Nhưng cũng có những khó khăn vì đã xa rời miền Nam một thời gian.

Về chuyện cơ cấu, tôi cũng có được tham gia vào đấy cùng với những người khác. Nhưng không thể nói chuyện các nhà văn phải bỏ phiếu cho người này hay người kia. Khi nhận chức, trước hết tôi rất vui vì đã được đồng nghiệp giao cho trách nhiệm. Còn tôi làm việc ở đâu cũng thế, phải chân thành và tận tụy.

Bạn đọc luôn kỳ vọng các nhà văn có được những tác phẩm lớn. Nhưng đây cũng lại  là khuyết điểm lớn mà BCH Hội các nhiệm kỳ đều viết trong bản kiểm điểm...

- Tôi vẫn nghĩ, không nên nhìn lao động nghệ thuật theo kiểu duy tâm siêu hình "bất khả tri", nhưng phải thấy đây là loại hình lao động sáng tạo chứa nhiều bí ẩn. Không phải cứ mong muốn, cứ đầu tư thật nhiều tiền là có ngay tác phẩm hay, lớn. Cần phải có tài năng. Tư duy trác tuyệt của những tài năng theo hướng tích cực sẽ cho ra những tác phẩm hay, đạt sự trường tồn, vĩnh cửu...

 

Không "ép" các cây bút trẻ gia nhập hội

Hội Nhà văn TP.HCM mỗi năm có trên dưới 1 tỷ đồng kinh phí hoạt động trong khi có hội nhà văn địa phương khác chỉ có vài chục triệu. Chênh lệch lớn này có tạo ra khác biệt trong chất lượng hoạt động, thưa ông?

- Đầu tư cho hoạt động văn học nghệ thuật bằng nhiều nguồn lực, trong đó có phần quan trọng của Nhà nước, là một sự ưu việt của chế độ ta. Chúng tôi cũng trăn trở là làm sao cho xứng đáng với sự quan tâm ấy...

Sự vắng mặt của những cây viết trẻ trong kỳ đại hội này có được đặt thành vấn đề để giải quyết trong nhiệm kỳ tới?

- Sự vắng mặt của họ do, một là, thái độ tham dự của những nhà văn có tuổi nghiêm túc hơn những nhà văn trẻ. Hai là, lực lượng trẻ còn ít. Ba là, các vấn đề thảo luận trên diễn đàn chưa thu hút được sự quan tâm của người trẻ, nên họ chưa hoặc không quan tâm, cho nên không chú ý lắng nghe.

Hai khả năng sau tôi cho là gần với thực tế hơn. Nên chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề thu hút lực lượng trẻ, bởi đó là sức mạnh, là tương lai văn học của thành phố. Nhưng muốn là hội viên, thì trẻ hay già đều cần phải đạt được cái ngưỡng cần thiết về nghề nghiệp. Trong số những người viết trẻ, có người có thể vượt qua tiêu chuẩn ấy, nhưng họ không muốn hoặc chưa muốn gia nhập hội vì lý do nào đấy thì cũng không thể ép buộc họ được.

Tôi từng thấy có người viết sáng giá, tác phẩm không chỉ nhiều mà còn hay, nhưng anh ta thấy vào hội không cần thiết. Những người như vậy cũng rất đáng kính trọng, cần công bằng và khách quan trong đánh giá: Nếu sáng tạo được tác phẩm hay thì hội viên hay không hội viên đều đáng trân trọng.

Theo VNN.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC