Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VNLaurent Séverac - chuyên gia mùi hương và Patrice Gautier- doanh nhân, hai người Pháp tỏ quan tâm quanh chọn quốc hoa của Việt Nam.

Laurent Séverac: Với tôi, chỉ có hoàng lan

Tôi đến Việt Nam được 17 năm, nghề nghiệp chính là chế tạo tinh dầu từ hoa. Hoàng lan, ngọc lan đó là HOA VIỆT NAM đối với tôi. Hoa sen cũng tốt đấy, nhưng với tôi, với nước hoa, thì hoàng lan vẫn là nhất.

Hoa sen chỉ mọc ở đầm, hồ, ao còn hoàng lan ở Hà Nội và khắp miền đất nước, trồng nhiều nhất ở các ngôi chùa. Như tôi thấy, người Việt cũng hay đến chùa đấy chứ.

Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VN_0

Việt Nam là đất nước có nhiều loại hoa đẹp: Mai, đào, hoa nhài… nhưng tôi không thể chọn loài nào khác ngoài hoàng lan, vừa đẹp lại thơm nữa.

Laurent Séverac không chỉ là chuyên gia cho chuỗi các khách sạn, bar có tiếng ở Việt Nam: Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Novotel Phan Thiết, Mandarin Nha Trang, Inter Continential và Six Senses Spa mà còn là chuyên gia tư vấn mùi hương cho nhiều doanh nghiệp châu Á và Việt Nam. Laurent dùng mùi hương chế tạo một số loại rượu mang tên mình.

Laurent say mê hoàng lan, vì tinh dầu này được dùng trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Tinh dầu hoàng lan cũng được dùng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước hoa theo phong cách phương Đông. Mùi hoàng lan pha trộn khá tốt với phần lớn các loại mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ.

Patrice Gautier: Không hoa sen thì biết chọn gì

Tôi đến Việt Nam 10 năm, biết đến hoa sen, hoa mai, hoa đào. Tôi thích nhất hoa sen vì nó đặc biệt, hương thơm, ướp trà cũng rất ngon. Mai, đào đẹp nhưng thực sự không đặc trưng, ấn tượng.

Người nước ngoài thấy ấn tượng nhất với hoa sen, không phải mai, đào. Bản thân tôi là người Pháp, sinh ra ở Bretagne, khi đến Việt Nam ấn tượng nhất với sen-loài hoa mà hầu khắp các nước châu Âu không có.

Tám năm nay tôi sống ở Quảng An (Hà Nội), cứ đến dịp lại ra hồ sen ở phủ Tây Hồ thưởng hoa. Tôi còn có anh bạn làm quản lí ở một hồ sen ở đó. Khí hậu Việt Nam khá hợp với tôi, chỉ hơi nóng một chút. Quê hương tôi lạnh quá và mưa nhiều.

Tôi chọn hoa mào gà. Tại sao ư? Theo tôi, nếu chọn một con vật tiêu biểu làm biểu tượng cho đất nước ta thì đó là con gà trống. Nó tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta - Giáo sư Vũ Khiêu nêu quan điểm nghiêm túc của ông về quốc hoa, và cả quốc phục.

Theo tôi, chọn quốc hoa là việc nên làm. Sớm hay muộn cũng làm, nên không nhất thiết đặt vấn đề đã cần chưa. Nếu bây giờ có thể làm được thì cứ làm.

Nhiều người muốn chọn hoa mai hay hoa đào. Tôi thấy những hoa đó không tiêu biểu cho Việt Nam. Hoa mai và hoa đào của Trung Quốc đẹp hơn nhiều. Họ cũng có hàng trăm, hàng ngàn bài thơ vịnh về hai loại hoa này. Đào và mai của chúng ta không thể so sánh được. Không nên lấy nó làm đại diện cho Việt Nam.

Hoa sen cũng vậy. Sen có ở rất nhiều nước, đặc biệt là Ấn Độ. Nó không phải là loài hoa đặc trưng của chúng ta.

Giáo sư Đặng Vũ Khiêu: Tôi chọn hoa mào gà

Tôi chọn hoa mào gà. Tại sao ư? Theo tôi, nếu chọn một con vật tiêu biểu làm biểu tượng cho đất nước ta thì đó là con gà trống. Nó tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta.

Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”.

Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VN_1

Từ đó, hoa mào gà- hình tượng của cái mào trên đầu con gà trống cũng có thể được xem là bông hoa của chủ nghĩa anh hùng. Bông hoa đỏ rực lên, như màu của trái tim, của dòng máu, của lý tưởng dân tộc ngàn đời.

Thế của hoa mào gà cũng đẹp, luôn luôn vươn cao. Tiêu biểu cho ý chí vươn, thể hiện tấm lòng son sắt, thể hiện trái tim của người Việt với Tổ quốc mình, với cả nhân loại. Thôn quê Việt Nam trước đây, nhà nào cũng trồng cây hoa mào gà nên không thể nói là nó không gần gũi với đại đa số người dân.

Chọn quốc phục cũng cần thiết. Nhìn lại trang phục của các thời kì lịch sử, nhiều bộ rất đẹp. Nhưng cũng không nên bê nguyên xi trang phục của thời nào để làm quốc phục. Chỉ nên xem xét lại vẻ đẹp của các trang phục trong lịch sử, từ đó kế thừa, vẽ ra trang phục mới phù hợp với cuộc sống.

Quốc phục phải đẹp mắt, gọn gàng, tiện dụng. Đừng nghĩ quốc phục là phải quay về quá khứ. Đừng ăn sẵn của tổ tiên. Tổ tiên chắc cũng phiền lòng nếu con cháu không nghĩ ra được bộ quần áo thích hợp với thời đại của mình, cuộc sống của mình. Nên dũng cảm tìm ra quốc phục mới phù hợp và đẹp mắt.

Không phải cứ phục cổ mới là dân tộc đâu. Tính dân tộc cũng chính là tính hiện đại, hai cái đó thống nhất. Quay về quá khứ không có nghĩa là giữ gìn bản sắc dân tộc. Thế là đánh mất mình vào trong quá khứ. Buộc mình quay lại quá khứ hay hòa tan theo bên ngoài đều có thể xem là một sự tha hóa, biến mình thành người khác. Phải tự chọn con đường đi, chọn bộ quần áo phù hợp để mặc.

Quan niệm giữ bản sắc dân tộc là phải giữ mọi thứ của cha ông là quan niệm lạc hậu, nệ cổ. Có thể lựa chọn thành tựu chung của thế giới nếu nó phù hợp với chúng ta, biến thành của chúng ta thì đã thành dân tộc rồi. Cái gì phù hợp nhất với sự phát triển của đất nước ta, với hoài bão của con người ta, chí lớn của dân tộc ta bây giờ thì cái đó là dân tộc. Cốt lõi của bản sắc dân tộc ta là lòng yêu nước, sự vươn lên, là tấm lòng bao la với bạn bè thế giới.

Theo Tiền Phong.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC