Nhớ về Nguyễn Công Hoan, bạn bè, đồng nghiệp thường nhớ về một con người thông minh, ưa hài hước, với những giai thoại vui trong đời thường và những kỷ lục văn chương...
Nhà văn Nguyễn Công Hoan từng là Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Việt
Mặc dù trong cuộc sống, Nguyễn Công Hoan từng nếm trải những mất mát, thương đau (mẹ ông và một số người thân trong gia đình bị bom địch sát hại; em trai và con đẻ hy sinh trên đường công tác), song ông cũng là người luôn biết kiềm chế những nỗi niềm riêng của mình.
Cách làm việc kỳ lạ...
Trước Cách mạng Tháng Tám, nghề chính của nhà văn Nguyễn Công Hoan là dạy học. Bởi vậy, dù khối lượng tác phẩm của ông có đồ sộ đến mấy, thì công việc sáng tác nhiều khi vẫn cứ phải tranh thủ kết hợp với một số công việc khác.
Theo như nhà văn Nguyễn Công Hoan kể lại trong cuốn hồi ký "Đời viết văn của tôi", bạn đọc hẳn sẽ lấy làm ngạc nhiên bởi cách thức làm việc của ông: Ông viết rất nhanh, nhưng nhiều lúc không hẳn đã tập trung vào chỉ riêng một việc. Ví như, ông có thể vừa viết tiểu thuyết theo "đơn đặt hàng" của tạp chí này thì đồng thời cũng lại viết truyện ngắn cho tờ báo kia. Thậm chí, có những khi - vào dịp Tết - ông vừa ngồi viết tiểu thuyết, vừa chầu rìa tổ tôm, đánh bài tam cúc…
Chính bởi cách làm việc như vậy, mà ở nhà văn đã xảy ra câu chuyện vui sau đây: Khi cho đăng một truyện dài trên một tờ báo, không phải nhà văn đã viết xong toàn truyện, mà chỉ viết xong từng kì một, viết tới đâu, tòa báo cho người tới lấy in tới đó. Một lần, ông gửi cho tờ báo nọ hồi thứ nhất của câu chuyện, rồi khi tòa báo chưa kịp cho in, ông đã viết tiếp hồi hai. Đến khi viết, vì hồi thứ nhất đã gửi đi, nhà văn quên béng mất tên nhân vật, ông bèn để trống nhờ tòa soạn… điền hộ.
Về sức làm việc của Nguyễn Công Hoan thì quả là đáng khâm phục. Cuốn "Bước đường cùng" dày hơn 200 trang, ông hoàn thành trong có hai tuần. Cuốn "Tranh tối tranh sáng" dày hơn 300 trang ông hoàn thành sau 29 ngày. Sau này, tuổi đã cao, ông viết "chậm" hơn. Song những cuốn như "Đống rác cũ" dày hơn nghìn trang, ông cũng chỉ hoàn thành trong có 10 tháng.
Nhiều người đã biết, văn hào Pháp H. Banzắc được xem là người có sức viết khủng khiếp. Trong hơn hai mươi năm tập trung cho nghề văn, bình quân cứ khoảng 3 tháng ông hoàn thành một cuốn dày cỡ 300 trang in. Như vậy, với thời gian 29 ngày hoàn thành một cuốn dày hơn 300 trang của Nguyễn Công Hoan, ta cũng nên xem đó là một kỳ tích.
Trước Cách mạng Tháng Tám, trong các nhà văn ta, Nguyễn Công Hoan là người có số lượng đầu sách xuất bản lớn nhất. Nhà văn Tô Hoài từng có ý kiến như vậy và bản thân Nguyễn Công Hoan cũng tự nhận "Về số lượng sách, nếu tôi có thua, thì chỉ thua Lê Văn Trương thôi. Nhưng mà những tác phẩm đề tên tác giả là Lê Văn Trương, không thể biết cuốn nào là chính hiệu, cuốn nào là giả hiệu. Lê Văn Trương, khi mà tên tuổi đã được độc giả biết, thì anh ta có bao một số đàn em để họ viết truyện hộ".
Bởi tinh thần lao động như thế, cho nên, như lời kể của nhà văn Tô Hoài: "Anh viết liên tiếp xong tiểu thuyết "Bước đường cùng" thì bị đau một bên bả vai. Anh làm liền một loạt truyện ngắn, in báo rồi in thành tập "Đào kép mới". Viết xong, đứt kẽ mắt, bị sưng húp lên". Sau này, khi có tuổi, những "cố tật" ấy lại có dịp "tái xuất", khiến Nguyễn Công Hoan không ngồi cầm bút được lâu.
Không vướng bận với chức vị và... lời khen
Trong quan niệm của Nguyễn Công Hoan, cái quan trọng nhất đối với một nhà văn chính là tác phẩm. Mọi thứ vinh quang, chức vị... ông đều xem nhẹ và luôn ý thức sao để nó không vướng bận, cản trở việc viết của mình. Chính vì vậy mà khi được anh em tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn, ông gọi là ông "bị bầu làm Chủ tịch...".
Ông từng tâm sự, đại để là từ bé ông quen sống tự do, không thích ăn mặc, nói năng gò bó, "nay làm Chủ tịch một hội quan trọng, là Hội Nhà văn, tôi vui mừng sao được?". Để thể hiện nỗi "lo lắng" trước công việc không quen này, ông làm mấy câu "tập Kiều", ghi vào sổ tay của nhà thơ Mộng Sơn:
Trăm năm trong cõi người ta
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Rày xem phỏng đã cam lòng hay chưa
Từ câu chuyện trên, tôi lại nhớ tới câu chuyện xảy ra với Nguyễn Công Hoan trước đó mà tôi từng nhắc tới trong một bài báo (bài báo sau này đã được nhà phê bình văn học Từ Sơn tâm đắc đưa in trong bộ "Toàn tập Hoài Thanh"):
Năm 1935 là năm nổ ra cuộc tranh luận khá quyết liệt về quan điểm văn nghệ của hai phái: Nghệ thuật vị nhân sinh (mà đại diện là Hải Triều) và nghệ thuật vị nghệ thuật (trong đó có Hoài Thanh). Điều đáng nói là cả hai phái đều lấy tập truyện ngắn "Kép Tư Bền" của nhà văn Nguyễn Công Hoan ra để biểu dương.
Bên này khen tác giả đã biết quan tâm đến những người nghèo khổ, đã nêu bật được những cảnh bất công của xã hội. Bên kia thì bẻ lại "văn chương là văn chương", đồng thời khen Nguyễn Công Hoan ở tài quan sát và kể chuyện. Trong khi hai phái tranh luận với nhau dữ dội như vậy, Nguyễn Công Hoan vẫn điềm nhiên sáng tác, chẳng cần biết người ta có ý định "xếp" ông về phía nào.
Sau này nhà văn Nguyễn Công Hoan đã kể lại trong hồi ký "Đời viết văn của tôi": Một lần qua chơi Huế, ông tìm đến ở tạm nhà Hoài Thanh. Buổi chiều, khi đi dạo bên bờ sông Hương, qua hiệu sách Hương Giang (chỗ đầu cầu Tràng Tiền), chợt ông gặp Hải Triều đang ngồi bán sách ở đấy.
Thấy ông, Hải Triều mừng rỡ gọi vào chơi, rồi tiện thể nhờ nhà văn cứ mỗi sáng sớm trong thời gian ông còn ở đấy, đến hiệu sách trực tiếp ký tặng những người mua sách của ông, cho bạn đọc được thỏa lòng ngưỡng mộ. Và bởi vậy mà đã xảy ra cái "nghịch cảnh" là trong khi hai nhà phê bình vẫn đang bút chiến với nhau thì nhà văn vẫn chơi bình thường được với cả hai ông.
Suýt gặp họa vì... mang theo súng
Trong kháng chiến chống Pháp, nhà văn Nguyễn Công Hoan gia nhập quân đội. Thoạt tiên, ông được điều về ban biên tập báo Vệ quốc quân, được phát quân trang. Và khi cần thiết, ông còn được đem theo súng.
Theo nhà văn Tô Hoài kể lại, một lần, Nguyễn Công Hoan cùng nhà thơ Thôi Hữu (tác giả bài thơ "Lên Cấm Sơn" nổi tiếng) có việc đi Sơn Tây. Nguyễn Công Hoan vận bộ quân phục mới, đội mũ ca lô sĩ quan dạ tím có sao vành tròn, lưng giắt súng lục, dáng vóc trông thật cao lớn, oai vệ.
Thật bất ngờ, hôm ấy, Tây ở Hà Nội tấn công lên tận huyện Phúc Thọ. Chúng lổm nhổm trên mặt đê, bắn tràn vào trong làng. Người dân gồng gánh xô xuống bãi, chạy giặc. Nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng lẫn trong đám này. Thấy vóc dáng nhà văn không bình thường, lực lượng dân quân lập tức tra hỏi, giữ giấy tờ, rồi trói ông lại. Người ta nghi Nguyễn Công Hoan là "Việt gian". Tình thế rất nguy hiểm, bởi khi ấy giặc đang đuổi tới, mà anh em thì không có thời giờ "điều tra thêm".
May mà rồi nhà văn cũng thoát nạn. Đến nửa đêm, ông trở về Đồng Lư, vết trói còn lằn đỏ tay, mũ và súng không còn nữa. Không rõ làm cách nào nhà văn thoát được, chỉ thấy ông nói: "Từ giờ thì kệch không dám đeo súng".
Trong một lần tiếp xúc, trao đổi với ông Nguyễn Tài, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, con trai cụ Nguyễn Công Hoan, tôi được ông Nguyễn Tài cho biết ông và gia đình cũng có đọc được chuyện này qua lời kể của nhà văn Tô Hoài trên sách báo. Và ông tôn trọng những điều nhà văn Tô Hoài kể vì sinh thời, nhà văn Nguyễn Công Hoan có quan hệ rất mật thiết với nhà văn Tô Hoài.
Nhà văn lão làng và tên lừa đảo "trẻ không tha, già không thương"
Hôm đó, cơ quan Hội Nhà văn Việt
Với cương vị Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt
Lý do bác ta tới đây là để tìm hiểu "Cậu nhà văn Nguyễn Công Hoan ấy lý lịch ra sao". Nhà văn Tô Hoài nghe vậy lấy làm kinh ngạc. Song, bằng sự nhạy cảm của mình, ông hiểu ngay vấn đề. Và ông tìm cách gợi chuyện để thông tỏ ngọn ngành…
Thì ra, ở Gia Lâm có một gã thanh niên (tuổi chưa đầy ba mươi) vốn là một tay đánh bóng bàn rất cừ khôi, mạo xưng là "nhà văn Nguyễn Công Hoan" và đã "tà lưa" được chị phụ nữ kia, đến độ chị chàng đang có ý định tính chuyện trăm năm với gã. Rõ ràng, người phụ nữ có yêu văn chương thật, nhưng trình độ văn hóa quá thấp.
Sau khi nghe ra vụ việc, nhà văn Tô Hoài lim dim mắt, nói thủng thỉnh:
- Hội Nhà văn Việt Nam không có "cậu" Nguyễn Công Hoan nào, chỉ có "cụ" Nguyễn Công Hoan. Và về tuổi thì cụ Nguyễn Công Hoan có thể đẻ ra được tôi.
Nhà văn Tô Hoài kể với tôi chuyện trên, và nói thêm rằng, ông để ý sau câu trả lời của ông "sắc mặt cô gái chuyển sang tái ngắt".
Nhận thấy đây là một vụ lừa đảo rõ rệt, nhà văn Tô Hoài khuyên nạn nhân về làm đơn kiến nghị, kèm công văn của UBND huyện gửi tới Hội Nhà văn Việt
Không sính… truyện tây
Cuốn "Giai thoại làng văn Việt Nam" (NXB Văn hóa Dân tộc, 1999) có kể câu chuyện, đại thể là trong một lần đến giảng về truyện ngắn cho một lớp viết văn, Nguyễn Công Hoan đã nói: "Truyện ngắn sau cách mạng Tháng Tám hay hơn truyện ngắn thời trước rất nhiều". Một học viên nghe vậy, đề nghị nhà văn cho ví dụ cụ thể. Nguyễn Công Hoan cười to: "Tôi có đọc truyện nào đâu mà nêu". Người kia ngạc nhiên: "Sao vừa rồi bác lại nói thế ạ?". Nguyễn Công Hoan thản nhiên: "Thì tôi nghe sách báo nói thế, tôi cũng nói thế".
Về việc này, tôi đã hỏi chuyện nhà văn Tô Hoài. Ông cho rằng, nói như vậy là ẩu tả. Nếu Nguyễn Công Hoan "không chịu đọc", thì làm sao trong cuốn "Hỏi chuyện các nhà văn" của mình, ông lại có thể hỏi chuyện các tác giả một cách cặn kẽ, tỉ mỉ đến vậy được.
Nhà văn Lê Minh, con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng cho rằng đây là một sự bịa tạc không thể chấp nhận được. Bà nói, nếu không chịu đọc, làm sao trong tủ sách của cha bà còn nhiều cuốn lưu những dòng chữ nhận xét bên lề sách thế được.
Quả thật, ngoài sức viết đã nói thì sức đọc của Nguyễn Công Hoan thật đáng kính nể. Sách của ông có tình tiết đòi hỏi người viết chẳng những tinh thông lịch sử mà còn phải am tường về đời sống văn học. Tuy nhiên, có điều này thì hoàn toàn là chuyện có thật, bởi nó đã được đích thân Nguyễn Công Hoan thừa nhận. Ấy là, ông rất ít đọc sách nước ngoài và dường như ông luôn giữ một thái độ "kính nhi viễn chi" với một số tác giả vốn dĩ vẫn được người đời sùng mộ.
Thậm chí, trong hồi ký "Đời viết văn của tôi", ông còn cho biết, có những tác phẩm thuộc hàng kinh điển (như tiểu thuyết "Bá tước Môngtơ Crítxtô" của A.Đuyma, truyện ngắn của G.Môpátxăng, tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của V. Huygô...), dù rất hấp dẫn, nhưng ông cũng chỉ đọc nửa chừng rồi bỏ dở. Đã không ít lần ông tâm sự: "Đối với tôi, ảnh hưởng trường học của Pháp, ảnh hưởng sách báo nước ngoài không có mấy".
Mặc dù từng có lúc nhà văn lớn của chúng ta đã đưa ra lý do để giải thích cho việc ít chịu đọc sách nước ngoài của mình là do ông "không phải là người có tính mê truyện", song thực chất còn có một lý do "quan trọng" hơn. Đó là do ông chủ trương "giữ mình" cho "thuần Việt".
Điều này càng thể hiện rõ ở đoạn hồi ức ông viết khi sắp bước vào tuổi 70: "Tự nhiên tôi sực nhớ lại hồi bấy giờ, có một số khá đông người viết truyện, nhưng không phải truyện Việt
Có thể hiện thời, quan điểm đọc sách và cách chọn sách đọc của Nguyễn Công Hoan chỉ đúng với riêng ông, và không phù hợp với xu thế chung, nhưng có một điều chắc chắn là, suốt một đời vất vả sáng tạo, Nguyễn Công Hoan đã dâng hiến cho bạn đọc những tác phẩm thấm đẫm phong vị và cốt cách con người Việt Nam
Theo CAND.