Những tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Đức trong hơn nửa thế kỷ qua sẽ được trình chiếu miễn phi đều đặn 2 tháng một lần, trong suốt năm 2010. Chương trình mang tên “60 năm điện ảnh Đức”, là một trong những hoạt động chính của năm Đức ở Việt
Tuần phim khởi động “60 năm điện ảnh Đức” sẽ bắt đầu từ tuần tới với những bộ phim tiêu biểu của Đức trong thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Đây là những bộ phim đã từng được đón nhận và bàn luận sôi nổi ở hai miền Đông và Tây Đức.
Mỗi bộ phim được chiếu một suất duy nhất vào buổi chiếu 19h30 các ngày từ 25-31/1. Phim chiếu nguyên bản tiếng Đức, có phụ đề tiếng Anh và phiên dịch tiếng Việt qua tai nghe. Vé mời nhận tại Viện Goethe, 56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Ra đời cách đây hơn 60 năm, “Giữa hôm qua và ngày mai” (1947) của đạo diễn Harald Braun là câu chuyện về Michael, một nghệ sĩ biếm họa, đã hồi hương về Đức sau làn sóng phá hủy và xua đuổi ở châu Âu. Tuy nhiên, những người bạn cũ của anh ở
Trong giai đoạn thăng trầm của cuộc đời, chỉ có có cô gái trẻ Kat là người đứng về phía Michael. Chính cô gái khôn ngoan, quyết đoán, nếu cần cũng có thể xảo quyệt, và luôn tỉnh táo này, đã giúp anh tìm tại cuộc sống của mình.
Khán giả cũng có cơ hội xem “Thảm kịch” (1951) của đạo diễn Peter Lorre, bộ phim đầy ấn tượng, đề cập đến cảm thức hối lỗi của các cá nhân và hối lỗi tập thể, một cảm thức đau đớn ở Đức thời hậu chiến.
Khi phát hiện ra vị hôn thê là kẻ gián điệp theo dõi mình, vị bác sĩ nổi tiếng Klaus Rothe đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát và giết chết cô ta. Ông rất hối hận và chờ đợi sẽ bị luật pháp trừng trị. Tuy nhiên chế độ Quốc xã đã che giấu tội ác cho Rothe vì chúng rất cần ông cho công việc của chúng.
Do bị ám ảnh bởi sự sợ hãi và hoang tưởng, Rothe đã trở thành một kẻ giết người hàng loạt. Tuy nhiên, ở một chế độ mà cái chết là chuyện thường ngày thì chẳng ai để ý đến Rothe làm gì.
“Những số phận phụ nữ“ (1952) của đạo diễn Stalan Dodow là bộ phim bội thu tại các rạp chiếu phim của Đức hồi đó. Bộ phim đã dành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Karlovy Vary ở Tiệp Khắc (một trong những liên hoan phim lớn nhất của khối các nước Xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó).
Đề cập đến một bi kịch tình yêu của đôi nam nữ sống tại 2 miền đất nước trong giai đoạn chia cẳt, “Trời vắng sao” (1955) của đạo diễn Helmut Käutner, bộ phim đã dành nhiều giải thưởng điện ảnh của Đức và quốc tế.
Bối cảnh phim là giai đoạn nước Đức trước khi xây bức tường
Rồi hai người yêu nhau thắm thiết. Nhưng cơ hội duy nhất để cặp đôi gặp nhau là một nhà ga bỏ hoang, nơi không có người qua lại. Câu chuyện như một lời tố cáo đường biên giới phi tự nhiên chia cắt hai nước Đức.
Tuần phim này còn có các phim “Lũ ngựa non”, ““
“Lũ ngựa non” (1956) của đạo diễn Georg Tressler phản ánh sự nổi loạn của giới trẻ ở Đức những năm 50, tương tự James Dean trong tác phẩm kinh điển Rebel without a cause” ở Mỹ.
“Berlin, góc phố Schönhauser” (1957) của đạo diễn Gerhard Klein là câu chuyện xung quanh ngã tư tàu điện ngầm ở Đông Berlin, nơi tụ tập của một nhóm thanh niên chán cảnh sống ở nhà.
“Giới tính thứ ba” (1957) của đạo diễn Veit Harlan không chỉ là một bộ phim về một chủ đề cấm kị, và đã bị cấm thời đó, mà còn là một tư liệu hấp dẫn về phản ứng của giới trẻ chống lại các định kiến xã hội ở Đức thời kinh tế phát triển thần kì những năm 50.
Theo Vnmedia.