Trên mạng đang trưng ra một "núi bằng" của một ông sư, tất cả gồm 10 bằng (1 bằng Đại học, 1 bằng Thạc sĩ, 6 bằng Tiến sĩ, 2 "bằng" giáo sư), hầu hết có nguồn gốc từ nước ngoài.

1 Vai Cau Hoi Tu Nui Bang Cap Cua Mot Ong Su

Thầy chùa Thích Nhật Từ tại chùa Giác Ngộ, TP.HCM sở hữu một núi bằng cấp và danh hiệu đáng kinh ngạc

* Bằng Đại học Sư phạm TP.HCM chuyên ngành Tiếng Anh.
* Thạc sĩ Triết học từ Đại học Delhi, Ấn Độ.
* Tiến sĩ Triết học từ Đại học Allahabad, Ấn Độ.
* Tiến sĩ Tôn giáo học từ Đại học Mahamakut, Thái Lan.
* Tiến sĩ Triết học từ Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Thái Lan.
* Tiến sĩ Văn học từ Đại học Apollos, USA.
* Tiến sĩ Văn học từ Đại học Swami Vivekanand, Meerut, Ấn Độ.
* Tiến sĩ Triết học Nhân văn từ Đại học Preah Sihanoukraja, Phnom Penh, Cambodia.
* Giáo sư tại Đại học Apollos, USA.
* Giáo sư tại Đại học Swami Vivekanand, Meerut, Ấn Độ.

Tôi đã tự hỏi, tại sao bây giờ sư sãi lại cần bằng cấp nhiều đến thế? 

- Thứ nhất, họ không phải người đi tu chân thật, chỉ mượn chiếc áo để thực hiện những mục đích riêng. Vì thế, họ có nhiều tiền và thời gian để đầu tư cho các loại bằng cấp kiểu này? 

- Thứ hai, họ đáp ứng cơ chế tiến thân mà hệ thống đang vận hành.

Cũng như nhiều cán bộ, dù không dạy học hay nghiên cứu khoa học mà chỉ làm công việc hành chính, nhưng cũng tiến sĩ, giáo sư bạt ngàn. Bằng cấp có là một trong những cơ sở để bổ nhiệm trụ trì và chức sắc trong giáo hội? 

- Thứ ba, họ đánh trúng vào tâm lý xã hội, một xã hội trọng bằng cấp, hám bằng cấp và cúi đầu trước bằng cấp. Đây là một công cụ hữu hiệu để thu hút và làm nên "uy tín", giúp thâu nạp đệ tử và huy động cúng dường?

 - Thứ tư, có thể có một cuộc chạy đua giữa các sư trong chuyện bằng cấp này, vì "con gà tức nhau tiếng gáy", "kém sang một tiếng lộn gan lên đầu"?

 Còn nguyên nhân quan trọng nào nữa không?

 

Nhà báo Thái Hạo




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC