Chiế đầu máy hơi nước đang kéo tàu chạy trên đường ray răng cưa Phan Rang - Đà Lạt. Sau thời gian bỏ không, năm 1990, Cục Đường sắt Việt Nam đã bán lại cho công ty DFB của Thụy Sĩ 7 đầu máy hơi nước trong tuyến đường này. Hiện nay ở Việt Nam chỉ còn lại một đầu máy để trưng bày phục vụ mục đích du lịch. |
Đây là một trong hai cung đường sắt leo núi trên thế giới chạy bằng răng cưa từng được xây dựng, bên cạnh tuyến Pinlatus-Bahn tại Thụy Sĩ. Sau năm 1975, ngành đường sắt Việt Nam đã cho tháo dỡ các thanh ray và tà vẹt của tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt để sử dụng vào việc sửa chữa tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Hôm 23/4 vừa qua, Tập đoàn Du lịch Crystal Bay cùng CTCP Giải pháp kinh doanh Corex và CTCP Tư vấn đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải (TRICC) đã ký hợp đồng tư vấn, hợp tác khôi phục công trình giao thông lịch sử này. Sự kiện đã đánh dấu một cột mốc quan trọng, khởi đầu cho hành trình hồi sinh tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt.
Dưới đây là những bức ảnh được người Pháp chụp về tuyến đường sắt răng cưa trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, thời điểm hoàng kim của tuyến đường mang nhiều kỷ lục thế giới.
Tuyến tàu lửa Phan Rang - Đà Lạt bắt đầu được thi công năm 1908, kết nối tỉnh miền núi Lâm Đồng với Ninh Thuận miền biển, có tổng chiều dài toàn tuyến là 84 km. Do địa hình đồi núi phức tạp, nên tuyến đường sắt này phải xây dựng thêm đường ray răng cưa nằm giữa hai đường ray trơn. Chi tiết kỹ thuật này chính là dấu ấn lịch sử trong ngành công nghiệp đường sắt thế giới của tuyến Phan Rang - Đà Lạt. |
Một đoạn đường ray răng cưa đang được sửa chữa nằm trên địa phận tỉnh Lâm Đồng năm 1928. |
Đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt trong thời gian hoạt động đầu thế kỷ 20. Độ dốc của nhiều đoạn trong tuyến đường sắt này rất lớn, lên tới 12% (so với độ dốc cao nhất là đèo Furka của tuyến Pinlatus-Bahn bên Thụy Sĩ là 11,8%). Do đó tuyến Phan Rang - Đà Lạt được coi là đường sắt răng cưa có cao độ lớn nhất trên thế giới. Trong số 84 km tuyến đường có 16 km thiết kế đường răng cưa ở giữa để giúp các đoàn tàu vượt núi an toàn. |
Để qua được những đoạn đèo dốc, các kỹ sư Pháp phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào bên dưới đầu máy. Khi tàu chạy đến gần đoạn ray có răng cưa, lái tàu sẽ giảm tốc độ và khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu cho móc vào đường ray răng cưa, rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy khi đó bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu bắt đầu leo dốc và xuống dốc an toàn, không bị trượt mất kiểm soát. |
Để vượt được độ dốc của tuyến đường, người Pháp đã cho nhập loại đầu máy hơi nước HG 4/4 của Thụy Sĩ vốn là loại cổ vào thời điểm đầu thế kỷ 20 nhưng lại có công suất lớn. HG4/4 cũng là loại đầu máy có 4 trục bánh vận hành đồng bộ, kiểu đầu kéo đặc biệt chế tạo riêng cho tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt nhằm đáp ứng chạy tàu tại những đoạn có độ dốc trên 12%. |
Chiế đầu máy hơi nước đang kéo tàu chạy trên đường ray răng cưa Phan Rang - Đà Lạt. Sau thời gian bỏ không, năm 1990, Cục Đường sắt Việt Nam đã bán lại cho công ty DFB của Thụy Sĩ 7 đầu máy hơi nước trong tuyến đường này. Hiện nay ở Việt Nam chỉ còn lại một đầu máy để trưng bày phục vụ mục đích du lịch. |
Đây là hình ảnh một đầu máy phía Thụy Sĩ mua lại của Việt Nam và đưa về nơi nó đã được chế tạo gần 100 năm trước. Sau đó các đầu máy này được phục chế hoàn chỉnh và vẫn đang tiếp tục hoạt động chở khách du lịch tại Thụy Sĩ. |
Một đoạn đường ray vượt núi trên tuyến Phan Rang - Đà Lạt với ray răng cưa bố trí chính giữa hai ray trơn. Sức kéo tối đa của đầu máy trên tuyến đường sắt răng cưa này là 75 tấn ở điều kiện bình thường, còn khi lên dốc là không quá 65 tấn và xuống dốc là không quá 55 tấn. |
Một đoạn tàu chạy qua cây cầu vượt núi. |
Trên toàn tuyến đường sắt có 5 hầm với chiều dài khoảng 600 m. Đây là một trong những đường hầm đang bị bỏ hoang phế ngày nay với các đường ray đã bị tháo dỡ hết. |
Đoàn tàu chuẩn bị tiến vào một đường hầm trên tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt năm xưa. |
Một nhà ga nhỏ trên tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt khi chuẩn bị bước vào đoạn leo dốc. |
Ga Eo Gió Lâm Đồng của tuyến Phan Rang - Đà Lạt hiện vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn cùng một số đoạn đường ray. Khi tuyến đường sắt đặc biệt này được khôi phục trong tương lai, đây sẽ trở thành một trong những điểm dừng chân của khách du lịch. |
Ga Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc đẹp nhất Đông Dương hiện vẫn còn nguyên vẹn. Nhà ga này cũng đang là điểm đến nổi tiếng nhất tại Đà Lạt và khi tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt được hồi sinh, giá trị của nhà ga này sẽ còn càng được phát huy. |