Đây cũng là thời điểm Mặt trăng ở vị trí gần Trái đất nhất. Sau đó, sẽ có một siêu trăng khác diễn ra vào ngày 11/8.
Tại Séc, siêu trăng sẽ đạt cực đại vào lúc 20:37 ngày 13/7/2022.
Được coi là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn. Đặc biệt, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa, Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng (Supermoon).
So với kích thước của Mặt Trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất 23 với Trái Đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), Mặt Trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất vào lúc xảy ra hiện tượng Siêu trăng.
Mặt trăng và các vệ tinh của Trái Đất chuyển động theo quỹ đạo là các đường elip mà tâm Trái Đất là một tiêu điểm. Điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo gọi là điểm cận địa (Perigee), điểm xa trái đất nhất trên quỹ đạo gọi là điểm viễn địa (Apogee).
Xuất phát của thuật ngữ “siêu trăng”
Theo ông Joe Rao, một nhà khí tượng học kỳ cựu và đồng thời là nhà báo cho mục thiên văn học của các tạp chí Natural History và Farmers’ Almanac, nhà chiêm tinh học Richard Nolle là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ siêu trăng trong ấn bản năm 1979 của tạp chí Dell Horoscope. Đối với tên gọi này, ông Nolle đã viết rằng “trăng tròn xuất hiện khi mặt trăng ở tại hoặc gần (trong vòng 90%) điểm tiếp cận gần nhất với Trái Đất trong một quỹ đạo nhất định” sẽ được gọi là siêu trăng.
Trong khi thuật ngữ này xuất hiện từ rất sớm, nó lại không được chú ý nhiều cho tới tận 11/3/2011 khi trận động đất Tohoku 9,1 độ Richter xảy ra tại Nhật Bản. 8 ngày sau đó, siêu trăng xuất hiện và ngay lập tức có nhiều câu hỏi đặt ra về việc liệu siêu trăng có thể là nguyên nhân gây ra trận động đất lớn ở Nhật Bản hay không. Thuật ngữ “siêu trăng” cũng vì vậy mà đột nhiên nhận được nhiều sự chú ý từ công chúng và báo đài.
Tuy nhiên, tuyên bố này hoàn toàn không có cơ sở. Vậy “siêu trăng” thực ra là gì?
Hội chứng siêu trăng
Việc trăng tròn lần này lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường không phải so với khi nó ở khoảng cách trung bình thường thấy so với Trái Đất. Ngược lại, các con số này là so với khoảng cách xa nhất với Trái Đất.
Thêm vào đó, mặt trăng sáng hơn 30% chỉ dẫn tới độ sáng tăng thêm 0,28 độ. Siêu trăng lần này cũng sẽ không khiến cho mặt trăng sáng hơn một cách đáng kể và khiến nó gây ra sự chú ý rõ ràng trên bầu trời.
Ở một diễn biến khác về mặt kích cỡ, sự thay đổi về khoảng cách của siêu trăng lớn nhất năm 2022 không dễ thấy đối với hầu hết những người quan sát trực tiếp. Mặt trăng của ngày 13/7 trông vẫn sẽ giống như bất kỳ lần nhìn ngắm mặt trăng nào khác trong năm, trừ phi người xem bắt gặp nó trong lúc đang mọc hoặc đang lặn.
Lúc này, siêu trăng sẽ có vẻ lớn hơn bình thường trong một thời gian ngắn do “ảo ảnh mặt trăng”. Theo NASA, có thể cây cối, dãy núi và những tòa nhà đã đánh lừa não bộ, khiến người quan sát cho rằng Mặt Trăng ở gần và to hơn.
Một năm có thể có nhiều siêu trăng không?
Một năm có thể có nhiều siêu trăng xảy ra chứ không chỉ là 1. Để giúp người xem dễ nắm bắt hơn, nhà thiên văn học đã nghỉ hưu của NASA – Tiến sĩ Fred Espenak – thậm chí đã tạo ra một trang web cung cấp đầy đủ danh sách tất cả các siêu trăng từ năm 2000 đến 2100.
Trong một số năm, số lượng siêu trăng có thể lên tới 3 trong khi những năm khác có thể có 4 (như năm 2022) và thậm chí là 5 siêu trăng (như trong những năm 2029 đến 2033). Siêu trăng tiếp theo của năm nay sẽ diễn ra trong tháng tới, cụ thể là ngày 11/8.