Cậu bé 8 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê, suy đa tạng. Sau nỗ lực của nhân viên y tế, bé tỉnh lại vài phút, kêu mệt, muốn đi ngủ, sau đó không tỉnh nữa.
Theo Sina, cuối tháng ba, cậu bé 8 tuổi ở Trung Quốc nhập viện trong tình trạng hôn mê và suy kiệt nặng. Bác sĩ cho rằng xét về lâm sàng, trường hợp của em không phải hy hữu, tuy nhiên tuổi nhỏ như vậy, đây là trường hợp đầu tiên.
Người mẹ đau đớn vì mất con, sau khi ép bé học thêm quá nhiều. Ảnh: Sina.
Ngoài hành lang phòng cấp cứu, người mẹ vật vã với nỗi đau mất con. Sau khi trao đổi với gia đình, bác sĩ cho biết cậu bé sinh ra trong gia đình bình thường, mẹ làm công nhân.
Từ khi còn học mẫu giáo, em đã được mẹ đăng ký nhiều lớp học thêm. Trong nhiều năm, bé gần như không có thứ bảy, chủ nhật, cũng như không có nghỉ hè hay nghỉ đông.
Các bác sĩ cho hay tình trạng này dẫn đến việc quá tải trong học tập, khiến cậu bé bị stress lâu ngày. Cơ thể và não bộ của em hầu như lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng, không được nghỉ ngơi. Nó thể hiện rõ nhất ở hôn mê suy đa tạng.
Theo các bác sĩ, cậu bé 8 tuổi bị căng thẳng trong thời gian dài do phải học thêm quá nhiều. Ảnh: Sina.
Từ vụ viêc đau lòng này, các chuyên gia tâm lý, sức khỏe cảnh báo việc kỳ vọng và gây áp lực thái quá với con trẻ.
“Hội các bà các” mẹ luôn muốn con mình hơn người khác nên truyền miệng nhau khẩu hiệu:
“Không được thua ở vạch xuất phát”. Từ đó, họ bắt trẻ học thêm từ Toán, Lý, Hóa, đến tiếng Anh, âm nhạc, vũ đạo...
Nhiều người lớn chỉ để ý đến thành tích, không quan tâm suy nghĩ, tình cảm, quá trình phát triển của trẻ.
Câu hỏi đầu tiên nhiều người khi đón con ở cổng trường là "hôm nay được mấy điểm", chứ không phải "con học có vui không".
Những câu hỏi như "Con muốn làm gì? Học gì? Ước mơ gì?" dường như xa lạ với nhiều ông bố, bà mẹ.
Diên Mai
ZING.VN