Chẳng ai muốn bản thân mãi ở trong tình cảnh thất nghiệp, chẳng biết phải làm gì để kiếm sống qua ngày. Nhưng khi cơ hội đến, họ lại chần chừ, không muốn bước ra khỏi vòng tròn thoải mái những khi còn nằm chơi ở nhà.

1 That Nghiep Qua Lau Den Khi Co Viec Lai Luoi Di Lam Tro Lai

Nhiều người trẻ không muốn thất nghiệp nhưng ngại đi làm trở lại. (Ảnh: SCMP)

Cứ thế, sự phân vân khiến họ đánh mất đi cơ hội của bản thân. Thât nghiệp tái diễn, người trẻ lại than trời, vòng luẩn quẩn chẳng thể nào thoát ra. 

2 That Nghiep Qua Lau Den Khi Co Viec Lai Luoi Di Lam Tro Lai

Thất nghiệp quá lâu sẽ dễ quen với cuộc sống nhàn hạ, vô lo vô nghĩ. (Ảnh: CNRS)

Hiện nay có rất nhiều người trẻ đang phải sống trong cảnh thất nghiệp, mãi không tìm được việc làm. Mỗi người có một lý do khác nhau, nhưng hầu hết đều phải đối mặt với một tình cảnh, đó là bị sự lười biếng bủa vây. Ban đầu, khi mới nghỉ việc, họ còn sốt sắng tìm kiếm công ty mới. Nhưng sau một thời gian không có kết quả như mong muốn, họ cảm thấy chán nản, không còn muốn phải quay trở lại đi làm nữa.

Một số người trẻ còn đánh mất sự nhiệt huyết, quyết định quay về nhà "ăn bám" bố mẹ hoặc tiêu cạn tiền tiết kiệm của bản thân. Mỗi ngày họ chỉ lướt tìm việc một cách hời hợt, sau đó dành phần lớn thời gian để vui chơi, giải trí, tận hưởng cuộc sống nhàn hạ. Sự lười biếng dần "ăn sâu" vào người trẻ, làm họ cảm thấy ái ngại khi nghĩ đến những thứ liên quan đến công việc. 

Cô bạn H.H (26 tuổi, sống tại Hà Nội) cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự. 9X tâm sự: "Tính đến nay mình đã thất nghiệp được 6 tháng. Ban đầu cũng hồ hởi tìm việc lắm, nhưng khoảng 1 tháng sau là cảm nhận được rõ sự mệt mỏi luôn. Lúc nào rảnh mình sẽ lướt mấy ứng dụng kiếm việc khoảng 15, 20 phút, còn lại là đi cà phê với bạn bè, tập gym, xem phim... thế là hết ngày.

Mấy nay cũng có một số công ty gọi mình đi phỏng vấn, nhưng nói thật nghĩ đến cảnh quay lại văn phòng, làm việc 8 tiếng mỗi ngày, rồi còn chạy xe tắc đường... oải kinh khủng. Cảm giác như xa lạ lắm ấy."

3 That Nghiep Qua Lau Den Khi Co Viec Lai Luoi Di Lam Tro Lai

Khó lấy lại động lực làm việc sau một thời gian nghỉ ngơi dài. (Ảnh: China Labour Bulletin)

4 That Nghiep Qua Lau Den Khi Co Viec Lai Luoi Di Lam Tro Lai

Nhiều người trẻ không còn mặn mà với việc đi làm. (Ảnh: BBC)

Có những người đủ dũng khí để đi làm trở lại nhưng vẫn không sao có động lực, tinh thần để cống hiến cho công ty. Lúc nào họ cũng thúc ép bản thân cố gắng hoàn thành công việc vì đồng lương chứ không phải sự nhiệt huyết hay đam mê. Thậm chí, ngay cả việc nói chuyện với đồng nghiệp, đi ăn trưa... cũng khiến họ cảm thấy mệt mỏi, vì vậy chỉ làm qua loa cho có, xuất hiện ở văn phòng như học sinh đến điểm danh. 

Nói về điều này, anh chàng N.T (28 tuổi, sống tại TP.HCM) bày tỏ: "Mình đi làm lại 2 tuần rồi mà vẫn cảm thấy lạc lõng. Rõ ràng lúc thất nghiệp còn mong được đi làm trở lại lắm, thế mà giờ toại nguyện rồi lại hời hợt, chán nản. Công việc của mình còn toàn số liệu khô khan, đến công ty mà cảm giác ngột ngạt hơn cả đến trường."

5 That Nghiep Qua Lau Den Khi Co Viec Lai Luoi Di Lam Tro Lai

Ngay cả khi thất nghiệp, bạn cũng phải liên tục "chạy", không ngừng chờ đợi cơ hội mới. (Ảnh: BBC)

Hãy nhớ rằng, công việc không phải ai cũng dễ dàng có được. Có những người phải nhận về hàng loạt lời từ chối tuyển dụng mới có thể kiếm được một nơi làm việc ưng ý. Vì vậy ngay khi có cơ hội, bạn phải nhanh chóng nắm bắt và tận dụng nó, đừng để sự lười biếng, nhàn hạ bó buộc chân mình. 

Nếu cảm thấy nản lòng hoặc chán nản, hãy nghĩ lại khoảng thời gian thất nghiệp, bản thân đã phải xoay sở ra sao với những chi phí sinh hoạt thường ngày, cách mọi người nhìn và đối xử với mình. Hãy dùng chính sự thất nghiệp để làm động lực vươn lên, tìm cơ hội và thử thách mới. 

6 That Nghiep Qua Lau Den Khi Co Viec Lai Luoi Di Lam Tro Lai

Mọi cơ hội phỏng vấn đều rất đáng giá. (Ảnh: CNN)

Bên cạnh đó, thất nghiệp không đồng nghĩa với việc mọi người chỉ có thể ở nhà xem phim, nghe nhạc hết ngày. Nếu tận dụng khoảng thời gian này đúng cách, bạn sẽ nhanh chóng tìm được cơ hội mới nhanh hơn. Thay vì dành thời gian vui chơi, giải trí, hãy liên tục phát triển, cập nhật bản thân, chẳng hạn như học một ngôn ngữ, chứng chỉ mới hay xác định lại định hướng cá nhân...

Dù thế nào cũng phải liên tục giữ cho mình sự bận rộn, nhất là về mặt đầu óc. Đừng để sự lười biếng, cảm giác hưởng thụ "ăn sâu" vào tâm trí. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nâng cao mức độ cạnh tranh của bản thân, tăng khả năng nhận được công việc lương cao. Hãy nhớ rằng chỉ khi đầu tư công sức, thời gian, bản thân mới có thể thu được "quả ngọt" đúng nghĩa. 

7 That Nghiep Qua Lau Den Khi Co Viec Lai Luoi Di Lam Tro Lai

Nếu không nỗ lực bước tiếp, bạn sẽ mãi không thể thoát khỏi hai chữ thất nghiệp. (Ảnh: Kknews)

8 That Nghiep Qua Lau Den Khi Co Viec Lai Luoi Di Lam Tro Lai

Hãy coi việc đi làm trở lại là cơ hội mới để bản thân phấn đấu hơn nữa. (Ảnh: China Daily)

Cách tốt nhất để không biến thành một kẻ lười biếng đó là luôn lập kế hoạch cụ thể cho bản thân. Mỗi người trẻ nên xác định thật kĩ mục tiêu mà mình hướng đến, từ đó tận dụng triệt để thời gian, nguồn lực để hoàn thành điều đó. Hãy nhớ rằng, một phút lười biếng cũng có thể khiến bạn tụt lại phía sau. 

Hiện nay có không ít người trẻ dù đã ra trường 2,3 năm nhưng vẫn trong trạng thái thất nghiệp kéo dài. Mỗi người lại có những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay là tình trạng người trẻ không còn mặn mà với công việc văn phòng 8 tiếng mỗi ngày. Họ năng động, thích tự do và có nhiều yêu cầu khắt khe với nơi làm. Bản thân họ biết mình có giá trị, vì vậy sẵn sàng nghỉ/nhảy việc ngay khi cảm thấy không ổn. 

Lối sống này vừa có ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm. Để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp lâu, giới trẻ cần xác định thật kĩ lưỡng mục tiêu và con đường mình muốn đi. Đừng vì chút cảm xúc thoáng qua mà đánh mất đi cơ hội của bản thân. 

Kiều Ly - Theo Thể Thao & Văn Hóa




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC