Hạnh phúc và độ bền của hôn nhân có thể được quyết định bởi tần suất người chồng phụ giúp vợ việc nhà và chăm con.

42 1 Ly Do Nguoi Phu Nu 63 Tuoi Quyet Dinh Ly Hon Chong

Quốc gia đứng đầu thế giới có các ông chồng lười làm việc nhà

Một cuộc khảo sát quốc tế để tìm hiểu “Nhận thức về vai trò của vợ chồng trong hôn nhân” đã có 33 quốc gia tham gia. Nhật Bản đã trở thành quốc gia có đàn ông ít chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái nhất trong số các nước này.

Trong khi những quốc gia phương Tây đều có tỷ lệ vợ chồng cùng chia sẻ việc nhà đạt từ 30% trở lên, tỷ lệ này ở Nhật chỉ khoảng 18%.

Đối với phần lớn phụ nữ nói chung, tần suất chồng phụ giúp việc nhà và chăm con có ảnh hưởng lớn tới mức độ hài lòng của phụ nữ đối với hôn nhân. 

Chị A (33 tuổi), một nhân viên văn phòng đã ly hôn sau 5 năm kết hôn, cho biết: "Chồng cũ hiếm khi phụ giúp tôi việc nhà và chăm con. Thời điểm đó, tôi chỉ ở nhà làm nội trợ nên không dám nói gì. Hơn nữa, cho dù tôi có nhờ thì chồng tôi cũng không giúp, mà có giúp thì tôi cũng lại phải làm lại từ đầu”.

“Có lần, con trai thứ hai của tôi sốt cao và phải nhập viện, tôi đành nhờ anh ấy chăm sóc con trai lớn. Vậy mà anh ấy nói: "Bữa ăn của anh thì sao?". Nghe xong tôi vừa thấy giận vừa thấy buồn”.

Bà B (63 tuổi), một người phụ nữ vừa ly hôn, cũng cho biết: “Mẹ tôi ở nhà cảm thấy không khỏe nên tôi quyết định buổi tối tới thăm bà ấy. Lúc tôi gọi cho chồng tôi và hỏi anh ấy đi ăn ngoài tạm một hôm được không, anh ấy liền nổi giận và bắt tôi ở nhà chuẩn bị bữa tối. Tôi không còn cách nào khác, đành ở nhà nấu cơm xong xuôi rồi mới đi thăm mẹ”.

Tần suất chồng Nhật phụ giúp việc nhà và chăm con

Tại Nhật Bản, kết quả cuộc điều tra xu hướng trong gia đình toàn quốc ở các cặp vợ chồng dưới 50 tuổi có con dưới 12 tuổi (2013) đã cung cấp thông tin chi tiết về tần suất chồng tham gia vào việc nội trợ và chăm sóc con cái.

Tần suất chồng tham gia vào các việc nội trợ như dọn rác, đi chợ, dọn phòng, giặt là, nấu ăn và dọn dẹp sau bữa ăn... là một hoặc hai lần một tháng.

Trong việc chăm sóc con cái, tần suất trung bình chồng làm những việc như chơi với con, tắm cho con, cho con ăn, ngủ, dỗ con, đón con từ trường mẫu giáo... là một hoặc hai lần một tuần.

Ngoài ra, kết quả từ cuộc điều tra cơ bản về đời sống xã hội (2017) cũng cung cấp thông tin chi tiết thời gian làm việc nhà và chăm sóc con cái của các cặp vợ chồng có con dưới 6 tuổi.

Thời gian chồng chăm sóc con chỉ khoảng 49 phút một ngày, chỉ bằng khoảng 20% ​​so với thời gian người vợ chăm con (3 giờ 45 phút). Nhìn vào tổng thời gian cả chăm con lẫn làm nội trợ, người chồng chỉ làm 1 giờ 23 phút mỗi ngày, còn chưa bằng 20% ​​so với thời gian người vợ bỏ ra (7 giờ 34 phút).

Đối tượng của những cuộc khảo sát này chủ yếu là những người vợ ở nhà nội trợ. Ngay cả khi người vợ có đi làm, thời gian chồng làm việc nhà và chăm sóc con cũng không tăng lên đáng kể.

Thái độ của những người phụ nữ Nhật

Hầu hết phụ nữ Nhật đều lớn lên với quan niệm cho rằng “đàn ông đi làm, phụ nữ ở nhà chăm lo gia đình". Các ông chồng Nhật vẫn luôn quan niệm mình là “trụ cột chính của gia đình” và nghiễm nhiên phó mặc tất cả mọi việc trong gia đình cho vợ.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay lại cho rằng, nam giới nên tích cực phụ giúp vợ việc nhà nhiều hơn cũng như dành thời gian chăm sóc con cái.

Chị A (33 tuổi) cho biết. "Chồng tôi là mẫu người không mấy khi phụ giúp vợ việc nhà và chăm sóc con. Nhưng từ tận đáy lòng tôi vẫn rất biết ơn mỗi khi anh ấy đi đổ rác giúp tôi, dù chỉ là thỉnh thoảng".

Người phụ nữ này nói thêm: "Chồng tôi đã rất vất vả làm việc kiếm tiền cho gia đình, tôi nghĩ bản thân nhẫn nhịn một chút là việc nên làm. Nhưng nghĩ kỹ lại, tôi cảm thấy mình đáng lẽ ra nên tích cực nhờ chồng giúp đỡ nhiều hơn vì điều đó sẽ tăng sự giao tiếp cần thiết giữa vợ chồng”.

Diệu Linh(Theo News)

Nguồn: Vietnamnet.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC