Cần nhìn nhận lại đất nước chúng ta đang sống một cách sát thực nhất có thể, mặc dù không đẹp như ta vẫn tưởng.

Đừng thờ ơ trước các vấn đề chính trị cũng như văn hoá của một dân tộc, để đến khi mất tất cả mới giật mình ngã ngửa. 

Việt Nam, một quốc gia đang phát triển mạnh về kinh tế với những công trình lớn, cơ sở hạ tầng mọc lên như nấm, những thành phố phồn hoa tráng lệ mà ít ai biết chúng ta đã đánh đổi bằng một món nợ khổng lồ (trung bình mỗi người gánh 29 triệu đồng nợ công).

Vấn đề sẽ không gây bức xúc nếu sự đầu tư này đúng mực và hiệu quả cho tương lai. Thay vào đó một loạt các sai phạm được chỉ ra, những công trình không hiệu quả, tham ô, tham nhũng, cắt xén vật liệu, báo giá khống dẫn đến giá thành cao mà chất lượng thì… rất kém.

Chưa kể đến hàng loạt công trình, dự án treo bỏ hoang và đắp chiếu nguồn vốn. 

Dân thì mất đất vì những dự án ma này. Ai chịu trách nhiệm? Ai đã ký duyệt?

Biến tướng Văn hoá – Vấn đề không của riêng ai - 0

Hàng loạt những công trình “Nghìn tỷ” bị bỏ hoang, trong khi đất nông nghiệp của người dân ngày càng thu hẹp.

Để rồi sau khi dân xài hết tiền đền bù thì thất nghiệp và tệ hại hơn nữa, tầng lớp thanh thiếu niên được gia đình cho tiền đền bù ăn chơi xả láng dẫn đến hư hỏng, hết tiền lại thất nghiệp. Hàng hoạt người thất nghiệp khắp nơi, nông dân mất đất cùng với tầng lớp thanh niên đi lên thành phố kiếm ăn tạo nên một làn sóng di dân khổng lồ chủ yếu vào phía Nam.

Họ không được trang bị, đào tạo lao động để đáp ứng với các nhà tuyển dụng dẫn đến việc bất đắc dĩ đi bán hàng rong hay dần trở thành trộm cướp. Hỏi rằng bắt sao cho hết? Nhà tù nào cho đủ?

Biến tướng Văn hoá – Vấn đề không của riêng ai - 1

Việt Nam là một đất nước với hơn 8.000 lễ hội/năm không được sự quản lý chặt chẽ mà ngược lại còn được khuyến khích, khuếch trương bày vẽ các trò “Quăng xương xem… cắn nhau” để cho dân chúng tranh giành cướp giật đến tuột cùng của lòng tham. 

Ngay cái tục cúng “cô hồn” những năm gần đây đã thấy nhiều bất ổn, cho đến khi “Đền Hùng thất thủ” thì ta mới ngỡ ngàng nhận ra sự biến tướng khủng khiếp của văn hóa.

Cho đến khi Vũng Tàu chìm ngập trong rác qua những ngày nghỉ người ta mới kêu là người Việt Nam ý thức kém quá. 

Hoặc tai nạn giao thông, đường xá hỗn loạn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, không có văn hoá nhường đường trong giao thông. Đó là cái hệ lụy của 8.000 cái lễ hội loạn xạ không thể kiểm soát, đã tạo ra những tầng lớp con người sống chỉ biết chen lên phía trước. Ý thức con người là do xã hội tạo nên chứ không tự nhiên mà có …

Biến tướng Văn hoá – Vấn đề không của riêng ai - 2

Để đến khi người Việt Nam ra nước ngoài mang theo những văn hoá lộn xộn nơi lễ hội đình làng để cho thế giới phải ngán ngẩm đăng những biển cấm bằng tiếng Việt tại đất nước của họ, như vậy đã đủ tự hào hay chưa?

Sai đâu sửa đó. Hãy bắt đầu từ việc nâng cao ý thức cá nhân, phải có văn hoá xếp hàng.

Đất nước bị chi phối quá nhiều vào Trung Quốc từ kinh tế cho đến địa lý.

Giả sử ông láng giếng tốt bụng lâu lâu đóng đập cho thiếu nước, hạn hán, xâm mặn đến các vùng đồng bằng để cho dân chúng lầm than thì Việt Nam làm gì được?

Biến tướng Văn hoá – Vấn đề không của riêng ai - 3

Ảnh: PHAPLUATPLUS

Đơn giản vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung vừa rồi, nghi án là do công ty Formosa xả nước thải ra Biển Đông làm ảnh hưởng hệ sinh thái. Lãnh đạo các cấp đều tỏ ra “quan ngại” không thể vào được bên trong, để cho các phóng viên của nhà mình liều lĩnh đột nhập cùng với ngư dân lặn xuống biển “mục sở thị” ống xả thải ra biển.

Tin vui cho người dân chưa được bao lâu thì ông “Kình Ngư” dám nói ra bí mật ấy biến mất, nghe đồn có ông nào đó mới chết không rõ nguyên do.

Khi đó các quan lớn họp 24.000 tiến sĩ lại bàn bạc ngày đêm và đưa ra một quyết định: “Mời chuyên gia nước ngoài vào cuộc”. Ơ vậy chẳng khác nào thừa nhận mình ngu dốt?

Cũng đúng bởi máy đẻ tiến sĩ kia cứ đút vào 1 đầu 17.000$ là sau vài tiếng đồng hồ đầu kia sẽ cho ra một ông tiến sĩ. 

Biến tướng Văn hoá – Vấn đề không của riêng ai - 4

Chẳng trách sao lại có những nông dân phát minh và sáng chế để kết cục đi vào bế tắc vì dám qua mặt 24.000 “TIẾN XĨ”. Thảo nào mà các tri thức thật sự của Việt Nam chỉ thích định cư nước ngoài, không thích tranh giành quyền lợi với những ông tiến sĩ dởm.

Hơn nữa những cái đầu đã thông đạo lý sẽ sống tốt, ung dung tự tại và không thích cái trò tranh giành, cướp giật tiểu nhân tranh quyền đoạt chức đó. Nhưng thôi, đó là hệ quả lâu dài của cái gọi là mua danh. Nhất thân, nhì quen có ai mà không biết?

Từ bản chất con người ta đã biết dúi tiền vào tay Phật, cúng kiếng các loại, đốt biết bao nhiêu vàng mã … để cầu danh hão. Vừa lãng phí lại vừa đầu độc tư duy con người muốn thăng quan tiến chức phải biết “Lót tiền vào tay phật”, “Dâng lễ vật cho thần thánh”, “cầu xin”, “bon chen”, “Tranh giành lễ vật”, “cướp”, “tranh thủ chặt chém du khách”, “lợi dụng móc túi” và gì nữa?

Văn hoá bị biến tướng không thể kìm hãm.

Lỗi tại ai?

Câu hỏi khó bởi trách nhiệm không của riêng ai nên người ta phủi tay “Chẳng ai có trách nhiệm”. Nhưng hệ lụy thì nhân dân chịu.

Chúng ta đang sống trong một cái vỏ bọc của sự giàu sang và thịnh vượng.

Ai không biết giá trị của đồng tiền là thước đo cho kinh tế xã hội. Có bao giờ bạn hỏi tại sao 1 USD lại gấp 22.500 lần tiền Việt? Thế là thế nào? Thậm chí tiền Campuchia cũng gấp 4 lần tiền Việt. Vậy là chúng ta đang giàu phải không bởi tiền nhiều chữ số hơn?

Thôi quay lại với biển đảo thân yêu.

Chúng ta hãy xâu chuỗi lại những địa điểm thuộc quyền kiểm soát của TQ nhé. 

Tất cả vùng biên giới phía Bắc kết hợp với căn cứ đảo Hải Nam, kết hợp khu Vũng Áng – Hà Tĩnh, kết hợp quần đảo Hoàng Sa mà TQ chiếm giữ, cùng khu vực gần đèo Hải Vân đang cho phía TQ thuê đất, xuôi xuống đảo Chữ Thập gần quần đảo Trường Sa. 

Tới cuối đất nước Việt Nam vùng Trà Vinh cũng xuất hiện khu TQ thuê đất …  

Nếu có chiến tranh xảy ra thì chúng ta cầm cự được bao lâu?

Không quan ngại thì làm được gì nó? 

Chúng ta rơi vào thế khó rồi. Lịch sử đã chứng minh. giặc ngoại xâm mạnh cỡ nào người Việt Nam cũng giành chiến thắng. 

Nhưng niềm tin đã mất thì … hậu quả khôn lường.

Theo FB Vu Văn Quyet

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả đang sống tại TP. HCM, Việt Nam.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC