Nhà Phật từng dạy rằng, phàm làm việc lành mà người ngoài biết được là dương thiện, làm việc lành mà người ngoài không biết được là âm đức. Âm đức được phúc báo, dương thiện hưởng danh thơm.
Nhưng xưa nay biết bao nhiêu người vì háo danh mà bị danh làm hại, lâm vào cảnh tai họa. Ngược lại những người không có tội lỗi mà cứ bị thiên hạ chê oan, thì lắm lúc con cháu họ được phát đạt.
Thiết nghĩ đây là bài học cho tất cả mọi người, còn lựa chọn cách làm nào thì chúng ta cũng nên tôn trọng.
MIỆNG ĐỜI VỚI VIỆC LÀM TỪ THIỆN
- Quan chức làm từ thiện: Hay ho gì làm màu lấy tiếng thôi, toàn mượn hoa cúng Phật chớ có bỏ ra đồng nào!
- Quan chức không làm: Ăn cho cố, vài đồng giúp người nghèo cũng không dám, toàn bọn ăn của người ta quen rồi!
- Cựu quan chức làm: Tiền bẩn giờ sám hối chớ chẳng tử tế đâu. Rửa bớt tội chớ thiện lành gì!
- Người nghèo làm: Thân mình lo chưa nổi ham làm ba cái việc bao đồng!
- Người giàu làm: Không làm tiền chất đống đó chết mang theo được không? Chẳng qua đánh bóng bản thân thôi chớ tốt đẹp gì!
- Đẹp làm: Sợ mang tiếng chân dài não ngắn ẹo qua ẹo lại chút kiếm mấy tấm hình post face thôi tụi mày ơi!
- Xấu làm: Mượn việc thiện bù khiếm khuyết tạo chú ý đây mà!
- Già làm: Con cháu bỏ bê toàn làm chuyện thiên hạ lấy tiếng!
- Trẻ làm: Học hành, sự nghiệp không lo, mai mốt đâu có muộn mà ham nổi tiếng sớm quá vậy!
- Nam làm: Lại gây chuyện bồ bịch hay hại ai sợ quả báo chắc!
- Nữ làm: Mấy bà kiếm cớ tụ tập vừa đi chơi vừa được tiếng chắc luôn!
- Người quyên tiền làm việc thiện: Có ngon thì bỏ tiền ra chớ kêu gọi gom góp ai không làm được!
- Người bỏ tiền vào quỹ thiện nguyện: Làm thì phải tự mình, có cái tâm chớ bỏ tiền nhờ người khác phước đức đâu có, Phật nào chứng!
- Âm thầm, lặng lẽ làm từ thiện: Nhìn giàu sang có điều kiện vậy đã bao giờ nghe nó làm việc thiện gì đâu!
- Làm muốn nhiều người biết để lan tỏa: Có chút mà ầm ĩ! Đã làm từ thiện còn bày đặt ồn ào cho cả làng cả nước biết, khoe khoang dị hợm!
Chỉ có người chết làm từ thiện may ra mới yên thân!!!
FB Hà Phan