PGS Bùi Hoài Sơn đánh giá, người Việt ỷ lại, dễ chán nản khi gặp khó khăn, không biết lo xa, sĩ diện, tính tổ chức kỷ luật kém,…
Tại hội thảo “Vai trò của truyền thông trong văn hoá ứng xử hiện nay” do Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch phối hợp cùng Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 16/3, PGS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia đã chỉ ra nhiều “thói hư, tật xấu” của người Việt Nam.
Xã hội bây giờ, người càng nhiều tiền càng khiêm tốn, còn người càng không có tiền càng thích khoe khoang
“Người Việt quá tin vào may rủi”
Theo ông Sơn, người Việt quá ỉ lại vào việc được thiên nhiên ưu đãi nên sinh ra lối sống lười biếng lao động, thiếu ý thức trong khai thác tài nguyên.
“Đáng lý người Việt phải biết tìm cách làm chủ thì lại quá lệ thuộc vào trời. Trong quá trình sống hay lao động sản xuất, người Việt thường tin vào số phận, may rủi, trông chờ vào thiên nhiên, dẫn đến việc dễ chán nản, chùn bước khi gặp phải khó khăn”, ông Sơn nói.
PGS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia đã chỉ ra nhiều “thói hư, tật xấu” của người Việt Nam.
Vì lối lao động sản xuất chỉ biết dựa trên kinh nghiệm về thời tiết nên người Việt hiện nay thiếu ý thức nghiên cứu khoa học. Lối sống tiểu nông còn dẫn đến sự tùy tiện, manh mún, không biết lo xa, thiếu đầu óc tính toán trong kinh doanh, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Nhiều người đề cao thói quen “ăn xổi, ở thì” và những lợi ích thiết thực trước mắt nên ít chú tâm đến lợi ích chiến lược bền lâu.
Viện trưởng Viện Văn hoá nhận định, cũng vì chịu ảnh hưởng bởi truyền thống “dùi mài kinh sử” vượt qua các kỳ thi nhằm có địa vị xã hội để hưởng vinh hoa phú quý nên nhiều người Việt học hành không đến nơi đến chốn.
Theo một số cuộc điều tra xã hội học cho thấy, số người đến thư viện đọc sách, học tập, nghiên cứu vì say mê khoa học không nhiều mà họ đến chỉ để đọc sách hay học tập ôn thi hoặc hoàn thành một chứng chỉ rồi bỏ đấy.
“Do đó, khi học tập, nghiên cứu, người Việt nặng nề với giáo điều, sao chép và thuộc lòng các lý thuyết có sẵn. Lối học đó đã trói buộc những sáng kiến, kìm hãm lối tư duy phản biện, dẫn tới thiếu tự ti, không dám vượt bỏ quá khứ”, ông khẳng định.
“Người Việt hư danh, ảo tưởng, sĩ diện”
Sĩ diện là một trong những thói xấu được PGS Bùi Hoài Sơn nêu ra. Theo ông, người Việt Nam thường giấu đi cái nghèo, cái khổ (đói cho sạch, rách cho thơm). Không mấy người Việt thú thật được nỗi cực nhọc, vất vả đã từng phải chịu đựng, từ đó dẫn đến thói kiêu căng.
Truyền thống trọng danh cũng là một đặc trưng của người Việt. Một điều tra năm 1996 cho thấy, khoảng 60% công nhân Việt Nam mong muốn con cái mình trở thành trí thức, chỉ có số ít mong muốn con cái nối tiếp sự nghiệp của mình, tức trở thành công nhân.
“”, ông Sơn nói.
‘Người Việt sĩ diện, khoe khoang, dễ chán nản khi gặp khó’
PGS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia đã chỉ ra nhiều "thói hư, tật xấu" của người Việt Nam.
PGS Bùi Hoài Sơn phát biểu tại hội thảo “Vai trò của truyền thông trong văn hoá ứng xử hiện nay” do Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch phối hợp cùng Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Tính cục bộ, kéo bè cánh, chỉ vì lợi ích cá nhân, địa phương cục bộ khiến người Việt khó hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tình trạng níu kéo nhau, không muốn cho người khác hơn mình cùng thói quen ghen ghét, đố kỵ, dẫn đến việc “một người thì làm tốt, ba người thì làm tồi, bảy người thì làm hỏng”.
Dẫn lại kết quả Viện Nghiên cứu xã hội Mỹ về 10 đặc điểm cơ bản của người Việt Nam, ông Sơn cho biết, người Việt cần cù lao động song để thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng; mặc dù thông minh, sáng tạo nhưng chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Bên cạnh đó, mặc dù khéo léo nhưng ít người cố gằng duy trì tới cùng; vừa thực tế, vừa mơ mộng nhưng lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh cũng là một đặc điểm nổi bật của người Việt.
Tuy nhiên, người Việt lại ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, việc học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam, bởi khi còn nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì trí đam mê.
Mặc dù người Việt có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
Ngoài ra còn một số những đặc điểm khác của người Việt như xởi lởi hiếu khách song không bền; tiết kiệm song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ như vì sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh; yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
Viện trưởng Sơn cho rằng nếu không thẳng thắn thừa nhận những thói xấu trên và tìm giải pháp khắc phục sẽ tạo rào cản và sức ì nặng nề cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Nguồn: vietnamnet.vn