Visa Schengen là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào các nước thuộc khối Schengen theo hiệp định khối Schengen thực thi từ ngày 26/03/1995. Các nước thuộc khối Schengen yêu cầu khách du lịch xin một visa chung.

Visa này cho phép nhập cảnh vào khối.

1. Thị thực Schengen là gì?

42 1 Cac Cau Hoi Thuong Gap Lien Quan Den Visa Schengen

Visa Schengen

Visa Schengen đi được 26 quốc gia trong khối Schengen (Châu Âu), bao gồm: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Estonia, Hungary, Iceland, Lettonia, Lituanie, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia.

Visa Schengen có thể bị giới hạn sử dụng cho một nước (ví dụ: Hà Lan) hoặc dùng cho nhiều nước (như Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Đối với trường hợp này, bạn sẽ chỉ được nhập cảnh vào những nước được phép trong khối Schengen như trên visa.

Ở Việt Nam hiện nay chỉ có Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha là các quốc gia nhận hồ sơ xin visa du lịch tự do không cần người bảo lãnh. Điều này cũng có nghĩa là bạn xin visa của nước nào thì phải lưu trú tại đó lâu nhất hoặc vào nước đó đầu tiên. Thường xin visa các nước Bắc Âu khó hơn các nước Nam Âu. Bạn nên xin visa ở Đại sứ quán Pháp và Tây Ban Nha không có gì khó khăn.

Ai muốn đi đến một hoặc nhiều nước Schengen, phải xin thị thực tại cơ quan đại diện của nước là điểm đến chính của chuyến đi.

2. Bao giờ phải đặt đơn xin cấp thị thực?

90 ngày trước ngày dự kiến lên đường đã có thể nộp đơn xin thị thực.

Tất cả các phòng thị thực đều khuyến cáo nên nộp đơn xin thị thực chậm nhất 3 tuần trước ngày dự kiến bay, sao cho thị thực có thể được cấp ít nhất 1 tuần trước ngày lên đường. Nếu phát hiện sai sót về dữ liệu trong thị thực hoặc về thời hạn của thị thực thì vẫn còn đủ thời gian để sửa lại.

Chú ý: Nhất là trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 thời gian đợi đến khi nộp được đơn có lúc kéo dài nhiều tuần lễ. Vì thế phải sớm đặt lịch hẹn ngày nộp đơn.

3. Phải nộp đơn ở đâu?

Nếu muốn đi đến nhiều nước Schengen, trước hết phải tự quyết định sẽ phải xin thị thực tại cơ quan đại diện của nước nào.

Xác định cơ quan đại diện có thẩm quyền (Điểm đến chính của chuyến đi):

  • Ai chỉ muốn đi đến một nước Schengen, phải xin cấp thị thực tại cơ quan đại diện của nước đó.
  • Ai muốn đến nhiều nước Schengen trong chuyến đi, phải xin cấp thị thực tại cơ quan đại diện của nước sẽ lưu trú lâu nhất (nước đến chính trong chuyến đi).
  • Nếu không xác định được rõ ràng nơi lưu trú chính thì phải xin thị thực tại cơ quan đại diện của nước Schengen sẽ đi đến đầu tiên trong chuyến đi.

Lưu ý quan trọng: Nếu không tuân thủ quy định thẩm quyền này và nếu đưa ra những lời khai không đúng sự thật để xin thị thực tại một nước Schengen không có thẩm quyền, thì đơn xin thị thực có thể bị từ chối. Trường hợp thị thực được cấp thì cuối cùng khi nhập cảnh tại sân bay vẫn có thể gặp khó khăn. Tuy có thị thực hợp lệ, nhưng việc nhập cảnh vào Đức vẫn có thể bị từ chối, nếu kiểm tra khi nhập cảnh phát hiện thị thực đã được xin tại một nước không đúng thẩm quyền.

4. Thời gian xét duyệt:

  • Thời gian xét duyệt cấp một thị thực Schengen là khoảng 10-15 ngày làm việc.
  • Thời gian xét duyệt cấp một thị thực dài hạn trung bình từ 8-12 tuần.
  • Trong thời gian xét duyệt này về nguyên tắc không trả lời những câu hỏi về kết quả.

Vì không thẩm tra được nhân thân của người gọi điện thoại, nên vì lý do bảo mật dữ liệu không cung cấp thông tin qua điện thoại về kết quả của đơn xin cấp thị thực đang được xét duyệt.

Phòng thị thực chỉ được phép cung cấp thông tin về quá trình xét duyệt cấp thị thực cho:

– Người xin cấp thị thực hoặc

– Người thứ ba xuất trình giấy ủy quyền đại diện của người xin cấp thị thực.

5. Lệ phí thị thực

Trên 12 tuổi: 60 Euro (trả bằng VND theo tỷ giá hiện hành). Khi nộp đơn trả lệ phí trực tiếp tại quầy nhận hồ sơ của Đại sứ quán. Trường hợp đơn bị từ chối lệ phí không được hoàn trả.

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 35 Euro (trả bằng VND theo tỷ giá hiện hành). Khi nộp đơn trả lệ phí trực tiếp tại quầy nhận hồ sơ của Đại sứ quán. Trường hợp đơn bị từ chối lệ phí không được hoàn trả.

Đơn xin thị thực của thân nhân trong gia đình riêng (vợ chồng, con vị thành niên) của công dân Đức và của công dân Liên minh (Liên minh châu Âu EU/Khu vực kinh tế châu Âu EWR) cũng như của trẻ em dưới 6 tuổi được miễn lệ phí xét duyệt.

6. Nhập cảnh sau khi nhận thị thực

Ngay sau khi nhận thị thực phải kiểm tra các dữ liệu ghi trên thị thực có đúng không. Đặc biệt phải kiểm tra thời hạn thị thực và đối chiếu với tổng thời gian lưu trú. Ngoài ra còn phải kiểm tra cách viết tên, họ và số hộ chiếu có đúng không. Nếu có sai sót phải báo ngay cho nơi cấp thị thực.

Việc cấp thị thực Schengen không có nghĩa là có quyền nhập cảnh. Quyết định cuối cùng được công an cửa khẩu đưa ra khi kiểm tra nhập cảnh vào khu vực Schengen. Vì thế có thể khi nhập cảnh, bên cạnh hộ chiếu có thị thực hợp lệ, còn phải xuất trình những giấy tờ về khả năng tài chính, thời gian và mục đích lưu trú, cũng như về bảo hiểm y tế. Vì thế khi đi cần phải mang theo người một bộ phô tô hồ sơ xin cấp thị thực (giấy mời từ Đức, phiếu đặt phòng khách sạn, bảo hiểm y tế du lịch và/hoặc giấy cam kết bản gốc).

7. Tính thời gian lưu trú được phép cho những trường hợp lưu trú ngắn hạn

Thị thực Schengen của tôi có thời hạn bao lâu?

Thời hạn có giá trị của thị thực dựa trên

  • Khoảng thời gian ghi trên thị thực (Ví dụ: có giá trị từ 01.04.2015 đến 31.07.2015)
  • Số lượng ngày tối đa được phép lưu trú (Ví dụ: 30 ngày)
  • Số lần được phép nhập cảnh (1, 2 hay nhiều lần).

Ví dụ: Thị thực được cấp có thời hạn từ ngày 01.04.2015 đến ngày 31.07.2015 cho 30 ngày lưu trú với 2 lần nhập cảnh.

Như vậy trong khoảng thời gian này có thể nhập cảnh vào khu vực Schengen tối đa 2 lần và lưu trú trong khu vực đó tổng cộng 30 ngày. Ngày nhập cảnh và ngày xuất cảnh cũng được tính trong tổng số ngày lưu trú như là hai ngày lưu trú trọn vẹn.

Lưu ý là người có thị thực Schengen có thời hạn 1, 2, 3, 4 hoặc 5 năm được lưu trú tối đa 90 ngày trong mỗi một chu kỳ 180 ngày tại Đức hoặc một nước Schengen khác.

Từ ngày 18.10.2013 áp dụng một phương pháp mới tính khoảng thời gian lưu trú được phép đối với người có thị thực Schengen cũng như đối với công dân nước thứ ba nhập cảnh được miễn thị thực. Thay thế cho cách tính tiến từ trước đến nay (90 ngày trong vòng 180 ngày, có nghĩa là tính thời gian từ ngày nhập cảnh trở đi), nay áp dụng cách tính lùi linh hoạt (90 ngày cho mỗi một khoảng thời gian 180 ngày, có nghĩa là từ ngày kiểm tra tính thời gian ngược trở lại). Quy định này phải được tuân thủ bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian lưu trú hoặc khi nhập cảnh. Ngày nhập cảnh và xuất cảnh cũng được tính là ngày lưu trú.

Ví dụ: Thị thực có thời hạn từ ngày 15.04.2015 đến ngày 14.04.2016. Lần nhập cảnh thứ nhất bằng thị thực này vào ngày 23.04.2015. Về nguyên tắc sau đó có thể lưu trú tối đa 90 ngày (đến ngày 21.07.2015) trong khu vực Schengen. Tuy nhiên nếu trước đó đã có một thị thực Schengen khác và bằng thị thực đó trong những tháng trước đã từng lưu trú trong khu vực Schengen thì cũng phải tính cả những lần lưu trú trước đó vào tổng thời gian lưu trú được phép tối đa 90 ngày trong một khoảng thời gian 180 ngày. Về nguyên tắc lần nhập cảnh tiếp theo được phép sẽ là từ ngày 20.10.2015 (trong ví dụ này là ngày thứ 181 sau lần nhập cảnh thứ nhất) cho 90 ngày lưu trú.

8. Quy trình xin cấp thị thực cho trẻ vị thành niên

Trẻ vị thành niên (người chưa tròn 18 tuổi) thường đi cùng với bố mẹ, những thân nhân khác trong gia đình (ông bà, cô, chú, bác) hoặc đi cùng với người phụ trách (v/d như trong một nhóm học sinh).

Trẻ vị thành niên được pháp luật bảo vệ đặc biệt và có quyền và nghĩa vụ hạn chế. Vì thế khi nộp đơn phải lưu ý đến những điểm đặc biệt sau!

a. Những quy định khi xin cấp thị thực cho trẻ vị thành niên:

Đối với mỗi một đứa trẻ phải khai 2 đơn xin thị thực riêng do những người có quyền nuôi dưỡng ký (thông thường là cả bố và mẹ). Trẻ em tròn 16 tuổi phải tự tay ký thêm vào đơn của mình.

Tất cả trẻ em tròn 12 tuổi khi nộp đơn phải lấy dấu vân tay. Lưu ý là trẻ em dưới 12 tuổi cũng phải trực tiếp có mặt khi nộp đơn.

Ngoài ra phải có thêm những giấy tờ sau:

– Bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng (lập mới trong vòng 6 tháng trở lại, bản chính và bản sao)

– Giấy khai sinh của đứa trẻ (bản chính và bản sao)

– Một bản phô tô trang đầu tiên hộ chiếu quốc gia/hộ chiếu phổ thông của người ký giấy đồng ý.

Bản tuyên bố đồng ý / giấy khai sinh phải dịch sang tiếng Đức.

b. Bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng:

Chỉ có thể nộp đơn xin thị thực cho trẻ vị thành viên (dưới 18 tuổi), nếu có bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng (thông thường là bố mẹ) với chữ ký của những người đó đã được đã chứng thực. Bản tuyên bố này được lập tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc tại Đại sứ quán, nộp bản chính và bản sao.

Bản tuyên bố này phải nêu rõ, người có quyền nuôi dưỡng đồng ý cho đứa trẻ xuất cảnh. Thông thường bản tuyên bố còn ghi là có giá trị cho khoảng thời gian nào và cho mục đích nào của chuyến đi (VD: học tiếng/học phổ thông/học đại học, để thường trú tại Đức).

Tiếp theo bản tuyên bố cũng nêu là đứa trẻ cùng đi với ai (VD: cùng với bà nội/bà ngoại X, là hành khách đi một mình chuyến bay Y và được đón tại sân bay Z, „cùng với vợ tôi tên là A) và trong khi lưu trú ở Đức ai là người đại diện theo luật định của đứa trẻ (có thể tốt hơn nữa: ai là người chăm sóc đứa trẻ).

Đại sứ quán chỉ chấp nhận những bản tuyên bố đồng ý được lập không quá 6 tháng trước thời điểm nộp đơn xin thị thực.

9. Quy trình xin thị thực theo nhóm

Không thể đăng ký lịch hẹn nộp đơn xin thị thực cho một nhóm tại phòng thị thực. Chỉ có thể đăng ký lịch hẹn nộp đơn cho từng người và mỗi một người nộp đơn phải đăng ký một lịch hẹn riêng. Không được phép nộp nhiều đơn xin thị thực trong cùng một lịch hẹn.

10. Hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • về nguyên tắc phải còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ của các nước thuộc khu vực Schengen hoặc trong trường hợp đi lại nhiều lần sau ngày dự kiến xuất cảnh cuối cùng ra khỏi lãnh thổ của các nước thuộc khu vực Schengen,
  • phải có ít nhất 2 trang còn trống, có thể cấp thị thực lên trang đó được,
  • không được cấp trước thời điểm nộp đơn hơn 10 năm,
  • phải được ký tên,
  • không bị hư hỏng.

11. Yêu cầu đối với ảnh hộ chiếu

  • Nộp ảnh mới chụp (không quá 6 tháng).
  • Nộp ảnh cỡ 3.5 x 4.5 cm
  • Nền ảnh phải mầu trắng
  • Ảnh phải chụp người trực diện, không đội mũ và mắt không bị che khuất.
  • Nếu chụp ảnh đen trắng, thì phải đủ độ tương phản và ảnh phải được chiếu sáng đầy đủ.
  • Nếu ảnh cũ hơn 6 tháng hoặc vì lý do khác không dùng được nữa thì hồ sơ sẽ không được xem xét và bị trả lại.

12. Bảo hiểm du lịch

Điều kiện pháp lý của các nước Schengen là người xin thị thực phải có bảo hiểm du lịch cho khu vực Schengen trước khi được cấp thị thực. Khi xin thị thực có thời hạn một năm hay nhiều năm Quý vị phải chứng minh đã có bảo hiểm du lịch cho lần lưu trú dự kiến đầu tiên. Tuy nhiên, với việc nộp đơn, Quý vị đã bảo đảm sẽ có đầy đủ bảo hiểm du lịch cho những lần nhập cảnh tiếp theo trong phạm vi thị thực đã được cấp.

Bảo hiểm du lịch phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
  • Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
  • Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Đức và Việt Nam (mùa hè chênh lệch 5 tiếng, mùa đông 6 tiếng), đề nghị
  • Quý vị lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏiKhối Schengen.
  • Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, Quý vị có thể mua bảo hiểm chomột số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ01/01/2015 đến 30/06/2015). Một số công ty bảo hiểm có những chính sách linh hoạt như vậy. Phòng thị thực khuyếnnghị Quý vị nên mua loại bảo hiểm này vì như vậy thị thực có thể được cấp cho một khoảng thời gian nằm trong phạm vicó hiệu lực của bảo hiểm.
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
  • Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
  • Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
  • Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.
  • Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.
  • Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch.

Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.

13. Giấy cam kết bảo lãnh

Thị thực Schengen chỉ được cấp nếu người đặt đơn chứng minh được có chỗ ở và có đủ khả năng chi trả cho thời gian lưu trú.

Việc chứng minh tài chính cho mục đích thăm thân có thể được thể hiện trên giấy bảo lãnh.

  • Người mời phải cam kết bảo lãnh trước cơ quan có thẩm quyền tại nơi sinh sống. Ở Đức, thông thường là sở ngoại kiều hoặc chính quyền địa phương. Công dân Đức cư trú tại Việt Nam có thể làm giấy cam kết bảo lãnh tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Trước khi cấp giấy cam kết bảo lãnh cơ quan có thẩm quyền của Đức sẽ kiểm tra xem người mời có đủ khả năng tài chính để làm giấy cam kết bảo lãnh này hay không. Vì vậy đề nghị Quý vị liên hệ trực tiếp với cơ quan đó để biết cần phải nộp những giấy tờ gì. Thông thường Quý vị phải mang theo giấy tờ tùy thân cũng như giấy tờ chứng minh khả năng tài chính (ví dụ: bảng lương, thông báo lương hưu, thông báo thuế đối với người kinh doanh độc lập hoặc chứng nhận về các khoản tiết kiệm). Cơ quan có thẩm quyền của Đức sẽ đánh dấu vào mặt sau của giấy cam kết về khả năng tài chính có đáng tin cậy hay không hoặc có được chứng minh hay không. Nếu chỉ được đánh dấu vào ô không đáng tin cậy hoặc không chứng minh được thì các giấy cam kết bảo lãnh này không có giá trị đối với quá trình xem xét hồ sơ xin thị thực.
  • Khi đi nộp hồ sơ xin thị thực người đặt đơn phải nộp bản gốc và một bản phô tô giấy cam kết bảo lãnh. Bản gốc và hộ chiếu sẽ được trả lại người xin thị thực khi nhận kết quả và phải được mang theo khi xuất cảnh.

14. Tôi phải làm gì khi con của tôi đang học tập tại Đức và không thể cam kết thanh toán các chi phí?

Nếu Quý vị muốn đi thăm thân và tự chi trả cho chuyến đi của mình Quý vị có thể tự chứng minh tài chính thay vì nộp giấy cam kết bảo lãnh.

Quý vị có thể nộp những giấy tờ sau:

  • Bảng sao kê tài khoản ngân hàng của 6 tháng gần nhất
  • Các tài khoản tiết kiệm với số tiền cố định (không phải chứng chỉ tiền gửi được phát hành trong 6 tháng gần nhất). Nếu nộp chứng chỉ tiền gửi Bộ phận Thị thực có thể sẽ yêu cầu Quý vị nộp bổ sung giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số tiền đó.
  • Sổ/ giấy tờ nhận lương hưu
  • Giấy tờ chứng minh các tài sản khác

15. Tôi phải làm gì khi thông tin trên giấy cam kết bảo lãnh bị sai, ví dụ như tên hoặc số hộ chiếu?

Nếu nhân thân của người mời và người được mời được xác định rõ ràng thì việc viết sai tên, sai ngày tháng năm sinh hoặc sai số hộ chiếu không làm ảnh hưởng đến giá trị của giấy cam kết bảo lãnh.

16. Thị thực Schengen một năm và nhiều năm

Quý vị đã từng đến các nước thuộc khối Schengen và muốn xin thị thực một năm/nhiều năm cho mục đích công tác hoặc thăm thân để phục vụ việc đi lại thường xuyên? Quý vị hãy ghi rõ đề nghị này vào đơn xin thị thực:

Tại mục Thời hạn thị thực có hiệu lực Quý vị điền 1 năm, số ngày lưu trú chọn 90 ngày và tại mục Số lần nhập cảnh chọn nhiều lần. Trong giấy mời được gửi từ Đức cần nêu rõ sự cần thiết của các chuyến đi trong năm tiếp theo. Ngoài ra, Quý vị phải trình bảo hiểm du lịch cho chuyến đi đầu tiên.

Lưu ý: Với thị thực Schengen có giá trị nhiều năm Quý vị chỉ được phép lưu trú tại các nước Schengen tối đa là 90 ngày trong vòng nửa năm.

17. Điều kiện cấp thị thực Schengen

Mục đích chuyến đi: Đại sứ quán hay Tổng Lãnh sự quán sẽ kiểm tra xem mục đích chuyến đi của Quý vị có rõ ràng hay không. Trong các bản hướng dẫn của chúng tôi Quý vị sẽ thấy danh mục các giấy tờ cần thiết để chứng minh cho mục đích chuyến đi của mình.

Thanh toán chi phí cho chuyến đi: Thị thực chỉ được cấp khi thời gian lưu trú ở Khối Schengen cũng như việc quay trở lại Việt Nam được đảm bảo về mặt tài chính.

Về cơ bản, có 3 khả năng sau đây:

  • Bên sử dụng lao động có người xin thị thực thanh toán các chi phí cho chuyến đi.
  • Người mời hoặc người thứ 3 chi trả cho chuyến đi
  • Người đặt đơn tự đảm nhận các chi phí
  • Tự nguyện quay trở về: Thị thực Schengen chỉ được phép cấp khi Đại sứ quán chắc chắn rằng người xin thị thực sẽ rời khỏi khối Schengen đúng hạn.

Đại sứ quán sẽ đưa ra dự đoán khả năng quay trở lại của người xin thị thực dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…)

    Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định)

    Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản)

  • Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định
  • Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực sớm nhất.
  • Những điều cần biết khác: Trước khi cấp thị thực, trong mọi trường hợp, Đại sứ quán sẽ kiểm tra thông tin trên ngân hàng dữ liệu của Đức về người nước ngoài (AZR) cũng như trên hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS).

Các ngân hàng dữ liệu này lưu giữ các dữ liệu về người nước ngoài đã từng phạm tội trong thời gian lưu trú tại Đức hoặc các nước thuộc khối Schengen. Thông thường, nếu người xin thị thực có tên trong các ngân hàng dữ liệu này thì đơn sẽ bị từ chối.

18. Sử dụng thị thực đúng quy định

Đại sứ quán sẽ kiểm tra xem Quý vị đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định chưa.

  • Rời khỏi Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn?
  • Sử dụng thị thực chủ yếu cho thời gian ở đất nước mà Đại sứ quán của nước đó đã cấp thị thực.
  • Sử dụng thị thực Schengen một năm/nhiều năm đúng quy định (thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày).

19. Chứng nhận bảo hiểm du lịch

Theo điều 21 khoản 3e luật thị thực Schengen, thị thực Schengen chỉ được cấp nếu người đặt đơn sở hữu bảo hiểm du lịch có hiệu lực.

20. Giải thích về thư từ chối

Những giải thích sau đây sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về lý do từ chối cấp thị thực trong thư từ chối mà Quý vị nhận được.

Sau khi đọc những giải thích này khách có thể hiểu rõ hơn quyết đinh của Đại Sứ Quán. Khách có thể đặt đơn mới kèm giấy tờ đầy đủ, thuyết phục và có khả năng kiểm chứng vào bất cứ lúc nào và khách sẽ phải nộp lệ phí xử lý hồ sơ mới.

Lưu ý: Danh sách dưới đây chỉ bao gồm các lý do từ chối cấp thị thực thường gặp nhất.

a. Người xin thị thực nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả

Việc thêm hoặc bớt số trang của hộ chiếu cũng được coi là giả mạo hộ chiếu.

b. Người xin thị thực không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú.

Người xin thị thực có thể đã không nộp đầy đủ giấy tờ cần thiết. Trong trường hợp đơn xin thị thực bị từ chối vì lý do này, Đại sứ quán khuyến nghị người xin thị thực nên nộp một bộ hồ sơ mới và đầy đủ.

  • Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.
  • Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định.
  • Sau khi thẩm tra, Đại sứ quán xác định được rằng người xin thị thực không đi đúng mục đích đã đăng ký.
  • Người xin thị thực muốn đi thăm một hội chợ nhưng lại xin thị thực đi du lịch.
  • Trong quá trình thẩm tra giấy tờ người nộp đơn không nêu đầy đủ và chính xác thông tin về mục đích chuyến đi (ví dụ: người xin thị thực không biết lịch trình của chuyến đi theo mục đích du lịch).
  • Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời từ Đức, bảo hiểm)
  • Trong trường hợp đi thăm thân, người đặt đơn không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
  • Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).

c. Người xin thị thực không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú hoặc cho việc quá cảnh tới một nước thứ 3 mà người xin thị thực được phép.

Quý vị không cung cấp hoặc cung cấp không đủ bằng chứng về tài chính.

Đi công tác:

  • Giấy xác nhận của bên sử dụng lao động và giấy mời từ Đức không đề cập đến việc đảm nhận chi trả các chi phí. Cá nhân Quý vị không chứng minh đủ khả năng tài chính để có thể chi trả các chi phí của chuyến đi.
  • Không có thông tin thống nhất về việc ai sẽ chi trả các chi phí cho chuyến đi.
  • Một công ty thứ ba đảm nhận các chi phí. Tuy nhiên không có xác nhận của công ty này trong hồ sơ.

Đi thăm thân:

Khách không nộp Giấy cam kết bảo lãnh cũng như không cung cấp bằng chứng về việc khách có đủ khả năng tài chính cá nhân.

Thông tin trên Giấy cam kết bảo lãnh cho thấy người mời không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi.

Đi du lịch:

Khách không cung cấp bằng chứng về việc khách có đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí cho chuyến đi.

Khách hiện không có việc làm (nội trợ, thất nghiệp, sinh viên, học sinh) và không tạo ra thu nhập. Không chứng minh được mối quan hệ họ hàng với người đảm nhận chi trả các chi phí sinh hoạt cho khách hoặc không cung cấp đủ bằng chứng về việc người này có đủ khả năng tài chính.

21. Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại, người xin thị thực đã lưu trú 3 tháng trên lãnh thổ của các nước thành viên bằng thị thực Schengen hoặc thị thực có giá trị cho việc lưu trú trong một khu vực giới hạn.

Về cơ bản, Quý vị chỉ được phép lưu trú tại Khu vực Schengen tối đa là 90 ngày trong vòng 180 ngày. Vì vậy, thị thực mới chỉ có thể được cấp sau khoảng thời gian 180 ngày đó.

Đối với một số hoạt động cụ thể khách chỉ được phép lưu trú tối đa là 90 ngày trong vòng một năm (thay vì nửa năm) tại Khu vực Schengen. khách đã từng lưu trú tại Đức lâu hơn thời gian cho phép là 90 ngày/năm.

Các hoạt động nói trên bao gồm:

  • Lắp đặt hoặc tháo dỡ quầy trưng bày của hội chợ hoặc trang thiết bị,
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ trong nội bộ công ty,
  • Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại Đức,
  • Họp và đàm phán cũng như soạn thảo hợp đồng hoặc thực hiện việc giám sát hợp đồng cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại nước ngoài.
  • Các hoạt động báo chí
  • Biểu diễn xiếc
  • Nhà khoa học với tư cách là khách mời
  • v.v.

22. Hệ thống thông tin của Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với người xin thị thực.

Thông thường khách sẽ không được cấp thị thực nếu bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS). Do đó khách có thể yêu cầu nước Schengen mà đã ghi danh mình vào hệ thống về nội dung ghi trên đó và hỏi xem có thể kháng nghị bằng cách nào.

23. Người xin thị thực không có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị.

Điều kiện pháp lý của các nước Schengen là người xin thị thực phải có bảo hiểm du lịch cho khu vực Schengen trước khi được cấp thị thực. Khi xin thị thực có thời hạn một năm hay nhiều năm Quý vị phải chứng minh đã có bảo hiểm du lịch cho lần lưu trú dự kiến đầu tiên. Tuy nhiên, với việc nộp đơn, Quý vị đã bảo đảm sẽ có đầy đủ bảo hiểm du lịch cho những lần nhập cảnh tiếp theo trong phạm vi thị thực đã được cấp.

Bảo hiểm du lịch phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
  • Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
  • Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Đức và Việt Nam (mùa hè chênh lệch 5 tiếng, mùa đông 6 tiếng), đề nghị khách lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen.
  • Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, khách có thể mua bảo hiểm cho một số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ 01/01/2015 đến 30/06/2015). Một số công ty bảo hiểm có những chính sách linh hoạt như vậy. Phòng thị thực khuyến nghị khách nên mua loại bảo hiểm này vì như vậy thị thực có thể được cấp cho một khoảng thời gian nằm trong phạm vi có hiệu lực của bảo hiểm.
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
  • Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
  • Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
  • Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.

    Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.

Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.

24. Thông tin liên quan đến mục đích và điều kiện lưu trú dự kiến do người xin thị thực cung cấp không đáng tin cậy.

Người xin thị thực có thể đã không nộp đầy đủ giấy tờ cần thiết. Trong trường hợp đơn xin thị thực bị từ chối vì lý do này, Đại sứ quán khuyến nghị người xin thị thực nên nộp một bộ hồ sơ mới và đầy đủ.

  • Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.
  • Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định hoặc không thể kiểm tra tính xác thực.
  • Người xin thị thực cung cấp thông tin không thống nhất về mục đích lưu trú
  • Người xin thị thực không cung cấp thông tin chính xác về mục đích chuyến đi.
  • Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời từ Đức, bảo hiểm)
  • Trong trường hợp đi thăm thân, người xin thị thực không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
  • Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).

    ………

25. Đại sứ quán không xác định được liệu người xin thị thực có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không.

Đại sứ quán có thể đưa ra dự đoán về khả năng quay trở lại của người xin thị thực. Những giấy tờ đã nộp hoặc những thông tin do người xin thị thực cung cấp chưa đủ để Đại sứ quán đưa ra dự đoán mang tính khả quan. Vì vậy, Đại sứ quán sẽ xem xét một số yếu tố sau đây:

  • Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…)
  • Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học)
  • Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản).
  • Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định
  • Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực gần nhất

Theo vietnam-legal

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC