Con em bạn hay bạn vừa tốt nghiệp trung học, và đang chuẩn bị học nghề, bạn không biết nên cần bảo hiểm nào, sau đây là phân tích về một số loại bảo hiểm cần thiết.
Bảo hiểm sức khoẻ (Krankenversicherung)
Học nghề có thu nhập riêng, nên phải tự đóng bảo hiểm sức khoẻ. Họ có quyền lựa chọn giữa bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm luật định (gesetzliche Versicherung), nhưng phải quyết định muộn nhất 14 ngày sau khi vào học.
Ai cho tới thời điểm đó đóng bảo hiểm tư nhân thì có quyền đổi sang bảo hiểm luật định. Tuy nhiên bạn nên để bảo hiểm tư nhân ở dạng đợi chờ và đóng bảo hiểm luật định để sau này có thể đổi trở lại bảo hiểm tư nhân mà không cần thiết kiểm tra sức khoẻ.
Bảo hiểm mất sức lao động (Arbeitsunfähigkeitsversicherung)
Ai vì tai nạn hay ốm đau mất khả năng lao động sẽ nhận được khoản lương hưu tai nạn hàng tháng nếu đóng bảo hiểm này. Bảo hiểm này rất quan trọng cho những ai mới bắt đầu lao động chưa đóng quỹ bảo hiểm hưu trí nhiều.
Phải đóng bảo hiểm trên, ngay trong khi còn đang khoẻ. Nếu không, sẽ bị đắt hoặc bị từ chối.
Nên có điều khoản đảm bảo tăng thêm (Nachversicherungsgarantie), để bạn có thể nâng cao tiền hưu tai nạn, trong trường hợp xây dựng gia đình hoặc thu nhập tăng lên mà không cần phải kiểm tra lại sức khoẻ.
Bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung)
Ai không đủ tiền đóng bảo hiểm mất sức lao động hoặc bị từ chối thì ít nhất cũng phải đóng loại bảo hiểm này để có khoản thu nhập đều khi bị tai nạn. Nhưng phần nhiều các ảnh hưởng dẫn tới mất sức lao động không nằm trong diện được bảo hiểm này, nên đây chỉ là lựa chọn thứ hai.
Bảo hiểm trách nhiệm cá nhâ (Privathaftpflicht)
Đây là loại bảo hiểm nhất thiết phải đóng, để phòng trường hợp mình vô tình gây thiệt hại tại nơi làm. Những ai chưa lập gia đình có thể ăn theo bố mẹ cho đến khi học nghề kết thúc.
Bảo hiểm hưu trí (Altersvorsorge)
Nên đóng bảo hiểm hưu trí dạng Riester. Ai bắt đầu trả phí hưu trí trẻ hơn 26 tuổi thì sau này sẽ nhận được thêm 200 Euro tiền hưu, nếu đóng thêm 154 Euro vào quỹ hưu trí dạng Riester. Những loại bảo hiểm hưu trí tư nhân hay bảo hiểm kèm chứng khoán tốt nhất đừng nên sờ vào. Vì tiền chủ yếu sẽ vào túi người môi giới và ít lãi suất.
Vũ Thu Hương- Báo TINTUCVIETDUC