Báo TINTUCVIETDUC giới thiệu cùng Bạn đọc những quy định khi xin cấp thị thực cho trẻ vị thành niên sang Đức du lịch, thăm người thân hoặc đi học hay thường trú tại Đức

 

Trẻ vị thành niên (người chưa tròn 18 tuổi) thường đi cùng với bố mẹ, những thân nhân khác trong gia đình (ông bà, cô, chú, bác) hoặc đi cùng với người phụ trách (v/d như trong một nhóm học sinh).

Trẻ vị thành niên được pháp luật bảo vệ đặc biệt và có quyền và nghĩa vụ hạn chế. Vì thế khi nộp đơn phải lưu ý đến những điểm đặc biệt sau!

Những quy định khi xin cấp thị thực cho trẻ vị thành niên:

Đối với mỗi một đứa trẻ phải khai 2 đơn xin thị thực riêng do những người có quyền nuôi dưỡng ký (thông thường là cả bố và mẹ).

Trẻ em tròn 16 tuổi phải tự tay ký thêm vào đơn của mình.

Tất cả trẻ em tròn 12 tuổi khi nộp đơn phải lấy dấu vân tay. Lưu ý là trẻ em dưới 12 tuổi cũng phải trực tiếp có mặt khi nộp đơn.

 FC TTVD ho so xin thi thuc tre vi thanh nien sang duc 640

xin cap thi thuc tre vi thanh nien sang tham than

Bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng:

  • Chỉ có thể nộp đơn xin thị thực cho trẻ vị thành viên (dưới 18 tuổi), nếu có bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng (thông thường là bố mẹ) với chữ ký của những người đó đã được đã chứng thực.
  •  Bản tuyên bố này được lập tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc tại Đại sứ quán, nộp bản gốc và một bản phô tô.
  • Bản tuyên bố này phải nêu rõ, người có quyền nuôi dưỡng đồng ý cho đứa trẻ xuất cảnh.

Xem thêm:

Thông thường bản tuyên bố còn ghi là có giá trị cho khoảng thời gian nào và cho mục đích nào của chuyến đi (v/d „học tiếng/học phổ thông/học đại học“, „để thường trú tại Đức“).

Tiếp theo bản tuyên bố cũng nêu là đứa trẻ cùng đi với ai

(v/d „cùng với bà nội/bà ngoại X, „là hành khách đi một mình chuyến bay Y và được đón tại sân bay Z“, „cùng với vợ tôi tên là A“) và trong khi lưu trú ở Đức ai là người đại diện theo luật định của đứa trẻ (có thể tốt hơn nữa: ai là người chăm sóc đứa trẻ).

Đại sứ quán chỉ chấp nhận những bản tuyên bố đồng ý được lập không quá 6 tháng trước thời điểm nộp đơn xin thị thực.

Những trường hợp đặc biệt: 

  1. Những người có quyền nuôi dưỡng không sống tại Việt Nam: Bản tuyên bố đồng ý được lập tại:

    - một cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc
    - một cơ quan chính quyền Đức hoặc
    - một cơ quan đại diện của Đức tại nước ngoài

  2. Một trong những người có quyền nuôi dưỡng đã chết: Xuất trình giấy chứng tử
  3. Quyền nuôi dưỡng được trao cho riêng một người: Quyết định của tòa án có thẩm quyền

Xem thêm:

Nguồn: Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC