Cũng giống như nhiều người, chị quan niệm: Bằng cấp ở nước ngoài có giá hơn. Bởi vậy, dù chưa thuyết phục được chồng nhưng chị vẫn bảo lưu “Bằng mọi giá phải cho con du học mới có tương lai sáng”.
Lý do được chị Hoa đưa ra, học trong nước thì không phải lo chuyện tiền bạc, mình nhàn nhã hơn.
Nhưng thấy tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường, thậm chí có bằng giỏi, thạc sĩ mà vẫn không tìm được việc làm thì càng quyết tâm cho con đi du học. Chị mong muốn con sẽ có một tương lai tươi sáng bởi bằng cấp nước ngoài “có giá” hơn.
Tham khảo thông tin trên mạng và bạn bè tư vấn, chị chọn Nhật Bản là điểm dừng vừa sức. Hơn nữa, nước Nhật không chỉ gần gũi về địa lý mà còn có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam, chi phí sinh hoạt cũng không đắt đỏ, tốn kém như Mỹ và các nước châu Âu…
Sau một thời gian tích lũy chị gom được gần một tỷ đồng và bắt đầu “công cuộc” thuyết phục chồng cho con đi du học. Thế nhưng, chồng chị khăng khăng chỉ muốn con học trong nước, vừa tiện chăm sóc vừa có tiền đầu tư và sửa sang nhà cửa.Để thực hiện mong ước này, chị đã tạo mọi điều kiện, không tiếc tiền đầu tư để con có thành tích học tập tốt nhất, thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng trong nước.
Anh dẫn lại thông tin đã tìm hiểu về đời sống du học sinh Việt tại Nhật Bản qua các diễn đàn trên mạng để thuyết phục cho con học trong nước, rằng: Cuộc sống của du học sinh có nhiều khó khăn, vất vả, chứ không chỉ toàn “màu hồng” như nhiều người kỳ vọng. Có nhiều du học sinh gia đình khó khăn, vì không có đủ tiền trang trải cuộc sống, không xin được việc làm thêm nên phải trốn ra ngoài làm, sống cuộc sống chui lủi…
Lý do khác quan trọng hơn được anh lập luận, những kiến thức học được ở nước ngoài chắc gì đã giá trị hơn trong nước. Nếu bản thân con mình không có năng lực, không chịu phấn đấu thì dù cầm “bằng ngoại” cũng không dễ dàng có được công việc, sự nghiệp như mơ được.
Cũng giống như chị Hoa, chị Hiền Anh (Thái Hà) tâm sự: Du học thực ra là ước mơ của con tôi giống như tất cả các bạn của nó từ khi học tiểu học và THCS (học tiểu học thực nghiệm khi tốt nghiệp lớp 5 trong kỷ yếu cháu nào cũng nói lớn lên sẽ du học).
Lên THPT cháu học chuyên ngữ ĐH Quốc gia, không khí du học đó càng bao trùm.
Con trai chị ngay từ lớp 10 đã tham gia nhiều CLB trong trường để có hồ sơ đẹp cho sau này. Cháu cũng ý thức học đàn, tham gia các hoạt động xã hội, vì biết là ở các nước họ đánh giá cao cả những yếu tố “ngoài bảng điểm”.
Vì cháu học chuyên Nhật nên cũng tập trung ngay từ năm lớp 10 vào hướng xin học bổng ở Nhật. Trường chuyên ngữ có rất nhiều học sinh du học Nhật Bản, nên cháu cứ noi gương các anh chị, đi theo thôi.
“Lựa chọn Nhật Bản của cháu rất dứt khoát: chỉ đi Nhật, vì mê nước Nhật, mê con người Nhật, không ngó ngàng gì đến nước khác như Mỹ, Úc, Sing, hay Phần Lan – dù đây là những nước mà mẹ cháu thích, và dù mẹ cháu vẫn khuyên cháu là không nên bỏ trứng vào 1 giỏ, phải nộp hồ sơ vài nước” – chị kể.
Cháu cũng xác định đi Nhật theo con đường tiếng Anh – dễ dàng hơn là tiếng Nhật, nên chú trọng học tiếng Anh. Ở giai đoạn nước rút cháu học thêm tiếng Anh do chính 1 cựu HS chuyên ngữ đang học ở Nhật dạy.
Thấy cháu quyết tâm nên chị giao hẹn, nếu có học bổng 80% thì sẽ cho đi vì khả năng tài chính của gia đình chỉ cho phép như vậy.
Tuy nhiên năm nay trường ĐH mà cháu nộp hồ sơ bắt đầu hạn chế số lượng SV Việt Nam nên khó khăn hơn, cháu chỉ nhận đc 50% học bổng.
Tôi quyết định vẫn cho cháu đi vì thú thật là bản thân tôi cũng mê giáo dục ĐH của các nước từ lâu.“Hơn nữa, tôi cũng muốn con tôi có những năm tháng tuổi trẻ, trí tuệ rực rỡ nhất, dễ thu nạp kiến thức nhất, được học ở 1 nước phát triển” – chị Hiền Anh quả quyết.
Số tiền 1,1 tỉ đồng cho 4 năm học (kể cả sinh hoạt) đã thổi bay kế hoạch mua thêm 1 căn hộ nữa của vợ chồng tôi. Nhưng tôi nghĩ cho con đi học cũng là 1 sự đầu tư – đầu tư dài hạn và có tính quyết định với cuộc đời cháu.
Cũng như chị Hoa, chị Hiền Anh đã trải qua một quãng thời gian dài suy nghĩ, đắn đo cũng nhiều, nhất là khi bố cháu bị lung lay bởi những người bạn khuyên rằng cho học trong nước cũng được, có sao đâu, ra trường cũng thế cả, đi làm như nhau, có khi học trong nước còn kiếm việc sau này dễ hơn …
Rồi thì ra nước ngoài có khi còn bị lừa, giờ nói là 1,1 tỉ, sang đến nơi có khi 3-4 tỉ … Thuyết phục chồng chưa được, tôi đành phải nói với mấy ông bạn thân, có uy tín, cũng thuộc trường phái ủng hộ đầu tư cho con đi học, thuyết phục giúp chồng tôi.
“Cuối cùng thì chồng tôi cũng đã đồng ý” – chị Hiền Anh thở phào dù còn suy nghĩ đầu tư này cũng có rủi ro. Con đi học sẽ phải tự lập hoàn toàn, số tiền bố mẹ bỏ ra rất lớn, liệu có chuyên tâm học hành thu nạp kiến thức không, có tránh xa được những cám dỗ khi xa nhà không (chơi bời, bỏ quá nhiều thời gian để đi làm thêm…). Nhưng mình phải tin tưởng vào con thôi, và cảm thấy con khi tự lập sẽ trưởng thành nhanh chóng hơn là ở nhà, vẫn trong vòng tay của bố mẹ, được bố mẹ lo cho từng bữa ăn giấc ngủ.
Chị hạ quyết tâm, từ giờ đến lúc cháu đi sẽ dạy cháu cách đi chợ, nấu các món ăn thông thường….
Còn bạn, nếu có 1 tỷ đồng trong tay, bạn sẽ cho con đi du học hay học trong nước?
Nguồn: VietNamNet